Đa giác \({A_1}{A_2}...{A_n}\left( {n \ge 3;n \in \mathbb{N}} \right)\) là một hình gồm n đoạn thẳng \({A_1}{A_2},{A_2}{A_3},...,{A_{n - 1}}{A_n},{A_n}{A_1}\) sao cho mỗi điểm \({A_1},{A_2},...,{A_n}\) là điểm chung của đúng hai đoạn thẳng và không có hai đoạn thẳng nào nằm trên cùng một đường thẳng.
Trong đa giác \({A_1}{A_2}...{A_n}\), các điểm \({A_1},{A_2},...,{A_n}\) là các đỉnh, các đoạn thẳng \({A_1}{A_2},{A_2}{A_3},...,{A_{n - 1}}{A_n},{A_n}{A_1}\) là các cạnh.
Đa giác lồi là đa giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa một cạnh bất kì của đa giác đó.
Ví dụ:
- Do ngũ giác ABCDE luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa một cạnh bất kì của ngũ giác đó nên ta nói ngũ giác ABCDE là ngũ giác lồi.
- Với ngũ giác lồi ABCDE, các góc ABC, BCD, CDE, DEA, EAB gọi là các góc của đa giác.
Trong trường hợp tổng quát, đa giác lồi có n cạnh (\(n \ge 3\), \(n \in N\)) cũng là đa giác lồi có n góc. Khi n lần lượt bằng 3; 4; 5; 6; ... ta có tam giác, tứ giác lồi, ngũ giác lồi, lục giác lồi, ...
Quy ước: Từ nay về sau, khi nói về đa giác mà không chú thích gì thêm thì ta hiểu đó là đa giác lồi.
Các bài khác cùng chuyên mục