Chiều sương>
Chiều sương bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11
Tác giả
Tác giả Bùi Hiển
1. Tiểu sử
- Bùi Hiển sinh ngày 22 tháng 11 năm 1919 ở làng Phú Nghĩa Hạ (nay thuộc xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).
- Từ 13 đến 17 tuổi Bùi Hiển học ở trường Quốc học Vinh, có điều kiện tiếp xúc với văn hóa Pháp và tác phẩm của một số nhà văn nổi tiếng trong và ngoài nước.
- Năm 1940 nhà văn Bùi Hiển có một số truyện ngắn đăng báo và năm 1941 cho ra tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ có tiếng vang trên văn đàn.
- Từ tháng 8 năm 1945 đến những năm cuối thế kỷ XX, ông vừa viết văn, làm báo, dịch thuật và đảm nhiệm nhiều công việc của Hội Nhà văn Việt Nam.
- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học và Nghệ thuật năm 2001 cho các tác phẩm: Tuyển tập Bùi Hiển, Bạn bè một thuở, Ánh mắt, Ngơ ngẩn mùa xuân.
- Bùi Hiển mất ngày 11 tháng 3 năm 2009 tại Hà Nội, thọ 90 tuổi.
- Năm 2022, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật cho các tác phẩm: Trong gió cát, Hoa và thép, Tâm tưởng.
2. Đặc điểm nghệ thuật
- Bùi Hiển là nhà văn chủ yếu viết về tác phẩm truyện ngắn, ông cũng là nhà văn có những sáng tác truyện ngắn nổi bật với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người. Ông nổi tiếng trong làng văn học Việt năm lúc bấy giờ với tác phẩm Nằm vạ (1941).
3. Tác phẩm chính
Về các tác phẩm nổi bật về Truyện và Kí:
- Nằm vạ (1940)
- Mạ đậu (1940)
- Chiều sương (1941)
Tác phẩm
Tác phẩm Chiều sương
1. Thể loại, phương thức biểu đạt
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm
- Chiều sương in trong tập truyện ngắn Nằm vạ sáng tác vào năm 1941
3. Nội dung chính
- Truyện ngắn Chiều sương được khắc họa công việc đi biển trên con thuyền ra khơi, nhân vật trữ tình được nghe ông lão kể về câu chuyện đi biển của người dân trải qua nhiều những khó khăn thử thách, thăng trầm của cuộc sống miền biển, con người dũng cảm và kiên cường. Tuy vậy, tác giả cũng muốn nói con người có đủ ý chí, kiên cường, vượt qua những khó khăn, vượt qua những ngày tháng khó khăn. Và câu chuyện những con sóng đánh khiến cho người đọc nhiều suy nghĩ.
4. Nghệ thuật
- Nghệ thuật viết truyện ngắn đầy tinh tế
- Ngôn ngữ hay và truyền cảm, câu từ dễ hiểu
- Xây dựng cốt truyện đặc sắc
- Muối của rừng
- Tảo phát bạch đế thành
- Kiến và người
- Kính gửi cụ Nguyễn Du
- Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục