Câu hỏi
Một gen có 3600 nucleotit, tích tỉ lệ của các nucleotit loại guanine và một loại nucleotit khác là 16%. Giả sử trong gen có một bazo xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 4 lần nhân đôi số nucleotit mỗi loại có trong tất cả các gen đột biến là
- A G = X = 10073, A = T = 1439
- B G = X = 2527, A = T = 10073
- C G = X = 1439, A = T = 10073
- D G = X = 10073, A = T = 2527
Lời giải chi tiết:
Gọi x là tỷ lệ G, y là tỷ lệ loại nucleotit khác.
Nếu nucleotit này là A hoặc T ta có hệ phương trình \(\left\{\begin{matrix} x+y=0,5 & \\ xy=0,16& \end{matrix}\right.\) vô nghiệm → nucleotit đó là X.
Ta có \(\left\{\begin{matrix} x.y=0,16 & \\ x=y & \end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow x=y=0,4\Rightarrow \left\{\begin{matrix} A=T=360 & \\ G=X=1440& \end{matrix}\right.\)
Khi có một bazo xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sẽ phát sinh đột biến thay thế G-X -> A-T
Sau 4 lần nhân đôi, số phân tử ADN bị đột biến là \(2^{n-1}-1=7\)
Vậy số nucleotit trong các gen đột biến là:
A = T = (360 + 1) × 7 = 2527; G = X = (1440 - 1) × 7 = 10073
Chọn D
Chú ý:
* Đột biến thay thế G-X bằng A-T: Số phân tử ADN bị đột biến sau n lần nhân đôi là: \(2^{n-1}-1\)(n≥2)
* Đột biến thay thế A-T bằng G-X: Số phân tử ADN bị đột biến sau n lần nhân đôi là: \(2^{n-2}-1\) n≥3)