Câu hỏi
Một đoạn mạch AB gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp với R = 50 Ω; C thay đổi được. Gọi M là điểm nằm giữa L và C. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos100πt vào hai đầu đoạn mạch AB, U0 không đổi. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị \(C = {{80} \over \pi }\mu F\) thì điện áp hai đầu đoạn mạch AB lệch pha 900 so với điện áp hai đầu đoạn mạch AM. Giá trị của L có thể bằng
- A \({1 \over {2\pi }}H\)
- B \({2 \over {\pi }}H\)
- C \({1 \over {4 }}H\)
- D \({4 \over {\pi }}H\)
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
+ Khi \({\rm{C = }}{{80} \over \pi }\mu {\rm{F}} \to {{\rm{Z}}_{\rm{C}}} = 125\Omega \) thì u vuông pha với \({{\rm{u}}_{{\rm{RL}}}} \to \) điện áp hiệu dụng trên tụ đạt giá trị cực đại
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác \({{\rm{R}}^2} + {\rm{Z}}_{\rm{L}}^2 = {{\rm{Z}}_{\rm{L}}}{{\rm{Z}}_{{\rm{Cmax}}}} \leftrightarrow {\rm{Z}}_{{\rm{Lmax}}}^2 - 125{{\rm{Z}}_{\rm{L}}} + 2500 = 0.\)
+ Phương trình trên ta có nghiệm \({{\rm{Z}}_{{\rm{L1}}}} = 100\Omega \to {\rm{L = }}{1 \over \pi }{\rm{H,}}\) hoặc \({{\rm{Z}}_{{\rm{L2}}}} = 25\Omega \to {\rm{L = }}{1 \over {4\pi }}{\rm{H}}{\rm{.}}\)