Câu hỏi

Hai số tự nhiên \(a\) và \(b\) là hai số nguyên tố khác nhau, khi đó:

  • A \(a\) và \(b\) không thể có bội chung là \(0\)                          
  • B  Bội chung của \(a\) và \(b\) không thể là số nguyên tố
  • C Bội chung của \(a\) và \(b\) là số chính phương          
  • D \(a\) và \(b\) có thể có ước chung khác \(1\)

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức số nguyên tố: số nguyên tố là số chỉ có ước là 1 và chính nó.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A: \(0\) là bội của tất cả các số nên A sai.

Đáp án B: Bội cung của \(a,b\) chia hết cho cả \(a,b\) nên \(BC\left( {a,b} \right)\) không thể là số nguyên tố nên B đúng.

Đáp án C: Vì \(a\) và \(b\) là \(2\) số nguyên tố khác nhau nên không thể có bội chung là số chính phương (số chính phương là bình phương của \(1\) số) nên C sai.

Đáp án D: Ước chung của \(2\) số nguyên tố khác nhau chỉ là \(1\), không thể khác \(1\) nên D sai.

Chọn B.


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay