Câu hỏi
Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalas - semia), viết tắt là Thal, là một bệnh do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Người bị bệnh nhân 2 alen lặn từ bố và mẹ, biểu hiện bệnh ở dạng hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Theo thống kê (2001) người ta nhận thấy, bệnh Thal thường gặp ở các dân tộc vùng cao, vùng xa như: Thái,
Mường, Tày, Ê đê, Khơ me, ít gặp ở người Kinh. Cụ thể, tỉ lệ mắc bệnh:
Nhóm 1: Người Mường, Thái, Tày là 25%;
Nhóm 2: Người Ê đê, Khơ me là 40%;
Nhóm 3: Người Kinh là 4%.
Với giả thiết là cấu trúc di truyền ban đầu của các dân tộc đều giống nhau, và ở dân tộc Kinh thì việc kết hôn hoàn toàn ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Tỉ lệ dân số không mang gen bệnh trong cộng đồng người Kinh là 64%.
(2) Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ người mắc bệnh ở nhóm 1 và nhóm 2 cao hơn nhóm 3 do hôn nhân cận huyết.
(3) Sau 5 năm áp dụng phương pháp theo dõi phả hệ, tỉ lệ người mắc bệnh ở nhóm 2 giảm 50%.
(4) Một trong các biện pháp để giảm tỉ lệ người mắc bệnh ở nhóm 1 và nhóm 2 là tư vấn di truyền.
- A 3
- B 2
- C 1
- D 4
Lời giải chi tiết:
(1) đúng. Cộng đồng người Kinh là kết hôn ngẫu nhiên nên cân bằng về di truyền → tỉ lệ người bị bệnh là 4% → aa = 4% → tần số alen a = √0,04 = 0,2; A=0,8 → cấu trúc di truyền:0,64AA:0,32Aa:0,04aa
Tỉ lệ người không mang alen bệnh là 64%.
(2) đúng, do người dân tộc thiểu số thường kết hôn cận huyết.
(3) sai, nhóm 2 vẫn kết hôn cận huyết nên tỉ lệ mắc bệnh không thể giảm.
(4) đúng, để giảm tỉ lệ mắc bệnh có thể tư vấn di truyền trước khi kết hôn, sinh con.
Chọn A