Câu hỏi
Một dòng cây thuần chủng có chiều cao trung bình là 24 cm. Một dòng thuần thứ hai cùng loài cũng có chiều cao trung bình là 24 cm. Khi lai 2 dòng thuần nói trên với nhau cho F1 cao 24 cm. Khi F1, tự thụ phấn, F2 xuất hiện các cây có độ cao khác nhau, trong đó số lượng lớn nhất là cây có chiều cao tương đương như P và F1, có 1/256 số cây chỉ cao 12 cm (thấp nhất) có kiểu gen đồng hợp lặn và 1/256 số cây cao 36 cm (cao nhất) có kiểu gen đồng hợp trội. Theo lý thuyết, tỉ lệ cây cao xấp xỉ 27 cm là bao nhiêu? Biết các alen có vai trò đóng góp như nhau vào việc xác định chiều cao cây.
- A 56/256.
- B 9/16.
- C 3/4
- D 64/256.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính tỷ lệ kiểu hình chứa a alen trội \(\dfrac{{C_n^a}}{{{2^n}}}\) trong đó n là số cặp gen dị hợp
Lời giải chi tiết:
Giả sử F1 dị hợp về n cặp gen, ta có cây cao 12cm không chứa alen trội nào.
Hay: \(\dfrac{{C_{2n}^0}}{{{2^{2n}}}} = \dfrac{1}{{256}} = \dfrac{1}{{{2^8}}} \to n = 4\) (2n vì F1 có n cặp gen dị hợp × F1 có n cặp gen dị hợp)
Mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng: \(\dfrac{{36 - 24}}{4} = 3cm\)
Cây cao 27cm có \(\dfrac{{27 - 12}}{3} = 5\) alen trội.
Tỉ lệ cây cao 27cm là: \(\dfrac{{C_8^5}}{{{2^8}}} = \dfrac{{56}}{{256}}\)
Chọn A