Câu hỏi

Tại 3 đỉnh của một tam giác đều người ta đặt 3 điện tích giống nhau \({q_1} = {q_2} = {q_3} = 2\sqrt 3 {.10^{ - 6}}C\)trong chân không. Hỏi phải đặt điện tích \({q_0}\) ở đâu, có giá trị bằng bao nhiêu để hệ thống đứng cân bằng?

  • A \({q_0}\) nằm ở trọng tâm của ∆ABC;
  • B \({q_0}\) nằm ở trọng tâm của ∆ABC; \({q_0} = {2.10^{ - 6}}C\)
  • C \({q_0}\) nằm ở trên đường phân giác \(\widehat {ACB}\); \({q_0} = \sqrt 3 {.10^{ - 6}}C\)
  • D \({q_0}\) nằm ở trên đường phân giác \(\widehat {ACB}\); \({q_0} =  - \sqrt 3 {.10^{ - 6}}C\)

Phương pháp giải:

Để \({q_0}\) cân bằng thì: \(\overrightarrow {{F_{10}}}  + \overrightarrow {{F_{20}}}  = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{F_{10}}} \, \uparrow  \downarrow \,\overrightarrow {{F_{20}}} \,\,\,\left( 1 \right)\\{F_{10}} = {F_{20}}\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Giải (1) \( \Rightarrow \) ba điện tích thẳng hàng

+ Nếu \({q_1};{q_2}\) cùng dấu \( \Rightarrow \) q0 nằm trong q1 và q2.

(Không phụ thuộc vào dấu của q0)

+ Nếu \({q_1};{q_2}\) trái dấu \( \Rightarrow \) q0 nằm ngoài q1 và q2 và gần điện tích có độ lớn nhỏ hơn.

(Không phụ thuộc vào dấu của q0)

Lời giải chi tiết:

Để q3 cân bằng thì \(\overrightarrow {{F_{13}}}  + \overrightarrow {{F_{23}}}  + \overrightarrow {{F_{03}}}  = 0\,\,\left( * \right)\)

Đặt \(\overrightarrow F  = \overrightarrow {{F_{13}}}  + \overrightarrow {{F_{23}}} \)

Có: \(\left\{ \begin{array}{l}{q_1} = {q_2}\\AC = BC = a\end{array} \right. \Rightarrow {F_{13}} = {F_{23}} \Rightarrow F = 2{F_{13}}.cos30 = {F_{13}}.\sqrt 3 \)

\(\left( * \right) \Leftrightarrow \overrightarrow F  + \overrightarrow {{F_{03}}}  = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow F  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{F_{03}}} \,\,\,\left( 1 \right)\\F = {F_{03}}\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Từ (1) \( \Rightarrow \overrightarrow {{F_{03}}} \) nằm trên đường phân giác của góc \(\widehat {ACB}\) và \({q_0} < 0\)

 

Làm tương tự với \({q_1};{q_2} \Rightarrow {q_0}\) nằm tại trọng tâm của \(\Delta ABC\) và \({q_0} < 0\)

Từ (2)\( \Rightarrow F = {F_{03}} \Leftrightarrow {F_{13}}\sqrt 3  = {F_{03}} \Leftrightarrow \sqrt 3 .\dfrac{{k.\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{{a^2}}} = \dfrac{{k.\left| {{q_0}{q_3}} \right|}}{{{{\left( {\dfrac{{a\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2}}}\)

\( \Leftrightarrow \sqrt 3 .\left| {{q_1}} \right| = 3.\left| {{q_0}} \right| \Rightarrow \left| {{q_0}} \right| = \dfrac{{2\sqrt 3 {{.10}^{ - 6}}}}{{\sqrt 3 }} = {2.10^{ - 6}}C\)

Vậy \({q_0} =  - {2.10^{ - 6}}C\)

Kiểm tra với q0 thì thấy q0 cũng cân bằng.

Vậy \({q_0}\) nằm ở trọng tâm của ∆ABC; \({q_0} =  - {2.10^{ - 6}}C\)

Chọn A.


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 11 - Xem ngay