Câu hỏi

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây đúng?

  • A Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M
  • B Đèn sáng yếu đi khi chuyển con chạy của biến trở về đầu M
  • C Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N
  • D Cả ba câu trên đều không đúng

Phương pháp giải:

Công thức tính điện trở: \(R = \dfrac{{\rho l}}{S}\)

Định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Đèn sáng mạnh lên khi cường độ dòng điện chạy qua đèn tăng và ngược lại.

Lời giải chi tiết:

+ Mạch gồm: \({R_b}\,\,nt\,{R_D}\)

Cường độ dòng điện chạy qua đèn là: \({I_D} = {I_b} = \dfrac{U}{{{R_b}\, + {R_D}}}\)

+ Dòng điện có chiều đi từ cực (+) qua dây dẫn qua các thiết bị rồi về cực (-) nên ở đầu M khi con chạy chưa dịch chuyển chiều dài chưa thay đổi thì điện trở là nhỏ nhất nên đèn sáng nhất.

+ Mà: \({R_b} = \dfrac{{\rho l}}{S}\) nên khi con chạy chạy về phía M sẽ làm cho chiều dài biến trở tham gia vào mạch điện giảm đi → Rb giảm. Mà đèn ghép nối tiếp với biến trở nên Rtoàn mạch giảm

→ Cường độ dòng điện qua đèn tăng

→ Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.

Chọn A. 


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 9 - Xem ngay