Câu hỏi
Dung dịch A có chứa CuSO4 và Fe2(SO4)3
Câu 1:
Thêm Mg vào dung dịch A → dung dịch B có 3 muối tan. Kim loại thu được gồm có
- A Cu.
- B Cu, Fe.
- C Fe.
- D Cu, Fe, Mg.
Phương pháp giải:
Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối:
- Thứ tự sinh ra KL: KL có tính khử yếu hơn sinh ra trước.
- Thứ tự sinh ra muối: Muối của KL có tính khử mạnh hơn sinh ra trước.
Lời giải chi tiết:
Dung dịch B có 3 muối tan → Muối chứa: MgSO4, FeSO4 và CuSO4 dư.
Mg + Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4 (1)
Mg + CuSO4 dư → MgSO4 + Cu (2)
Vậy kim loại thu được chỉ có Cu.
Đáp án A
Câu 2:
Thêm Mg vào dung dịch A → dung dịch C có 2 muối tan. Kim loại thu được gồm có
- A Cu.
- B Cu, Fe.
- C Cu, có thể có Fe.
- D Cu, Fe, Mg.
Phương pháp giải:
Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối:
- Thứ tự sinh ra KL: KL có tính khử yếu hơn sinh ra trước.
- Thứ tự sinh ra muối: Muối của KL có tính khử mạnh hơn sinh ra trước.
Lời giải chi tiết:
Dung dịch C có 2 muối tan → Muối chứa: MgSO4 và FeSO4
Mg + Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4 (1)
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (2)
Có thể có thêm phản ứng:
Mg + FeSO4 dư → MgSO4 + Fe (3)
Vậy kim loại thu được gồm Cu và có thể có Fe.
Đáp án C