Câu hỏi
Hỗn hợp A chứa Fe, Ag và Cu ở dạng bột, cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa một chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thì thấy Fe và Cu tác dụng hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp A.
Câu 1:
Muối B không thể là chất nào sau đây?
- A FeCl3.
- B Fe2(SO4)3.
- C Fe(NO3)3.
- D FeSO4.
Phương pháp giải:
Do lượng Ag thu được đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp A nên muối B phản ứng được với Fe, Cu (không sinh ra Ag) và không phản ứng với Ag.
Lời giải chi tiết:
Do lượng Ag thu được đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp A nên muối B phản ứng được với Fe, Cu (không sinh ra Ag) và không phản ứng với Ag.
⟹ B là muối Fe3+
Vậy B không thể là FeSO4.
Đáp án D
Câu 2:
Nếu sau phản ứng thu được lượng Ag nhiều hơn lượng Ag trong A thì dung dịch B chứa chất gì ?
- A Fe(NO3)2.
- B Cu(NO3)2.
- C AgNO3.
- D Fe(NO3)3.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của sắt và hợp chất để lập luận tìm ra muối phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Do lượng Ag thu được lớn hơn lượng Ag trong hỗn hợp A nên muối B phản ứng được với Fe, Cu sinh thêm ra Ag
⟹ B là muối AgNO3
Đáp án C