Câu hỏi

Tiến hành các thí nghiệm sau:

TN1: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch MgSO4.

TN2: Để thanh thép trong không khí ẩm,

TN3: Cho bột nhôm phản ứng với O2 nung nóng.

TN4: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

TN5: Nhúng lá sắt nguyên chất vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá học là

  • A 4
  • B 1
  • C 2
  • D 3

Phương pháp giải:

Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…) 

- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

Lời giải chi tiết:

TN1: Fe không tác dụng với MgSO4 → Không tạo được cặp điện cực

→ Không có sự ăn mòn điện hóa

TN2: Thép có Fe và C tạo thành cặp điện cực Fe-C nhúng trong dung dịch điện li là không khí ẩm

→ Có sự ăn mòn điện hóa

TN3: Không tạo cặp điện cực

→ Không có sự ăn mòn điện hóa

TN4: Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag → Không có cặp điện cực

→ Không có sự ăn mòn điện hóa

TN5:  Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu → Tạo cặp điện cực Fe-Cu nhúng trong dd điện li là FeSO4

→ Có sự ăn mòn điện hóa

Vậy có 2 thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa.

Đáp án C


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay