Câu hỏi

Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều tăng dần tính bazơ của các hiđroxit là:

  • A Be(OH)2 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH
  • B Be(OH)2 < Mg(OH)2 < KOH < NaOH
  • C KOH < NaOH < Mg(OH)2 < Be(OH)2
  • D Mg(OH)2 < Be(OH)2 < NaOH < KOH

Phương pháp giải:

Từ số hiệu nguyên tử suy ra vị trí của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.

Từ đó dựa vào quy luật biến đổi tuần hoàn tính bazơ của hidroxit theo chu kì và theo 1 nhóm A để sắp xếp dãy các chất theo chiều tăng dần tính bazơ của các hidroxit.

Lời giải chi tiết:

Ta có: cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố như sau:

4Be: 1s22s2 → Be thuộc chu kì 2, nhóm IIA

11Na: 1s22s22p63s1 → Na thuộc chu kì 3, nhóm IA

12Mg: 1s22s22p63s2→ Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA

19K: 1s22s22p63s23p64s1 → K thuộc chu kì 4, nhóm IA

Ta có bảng tuần hoàn dạng rút gọn như sau:

Trong một nhóm A, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: tính bazơ của hiđroxit tăng dần.

Do đó trong cùng nhóm IA, tính bazo của NaOH < KOH (1)

Trong cùng nhóm IIA, tính bazơ của Be(OH)2 < Mg(OH)2 (2)

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: tính bazơ của hiđroxit giảm dần:

Do đó trong cùng chu kì 3, tính bazơ của NaOH > Mg(OH)2 (3)

Từ (1), (2) và (3) tính bazơ của Be(OH)2 <Mg(OH)2 < NaOH <KOH

Vậy, chiều tăng dần tính bazơ của các hiđroxit là: Be(OH)2 <Mg(OH)2 < NaOH <KOH

Đáp án A


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay