Câu hỏi
Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi giá trị từ \(0\) đến vô cùng. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4,5\,\,V\). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là \(2\,\,A\) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4\,\,V\). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện lần lượt là
- A \(4,5\,\,V\) và \(4,5\,\,\Omega \)
- B \(9\,\,V\) và \(2,5\,\,\Omega \)
- C \(9\,\,V\) và \(4,5\,\,\Omega \)
- D \(4,5\,\,V\) và \(0,25\,\,\Omega \)
Phương pháp giải:
Định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \frac{E}{{R + r}}\)
Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện: \(U = E - I.r\)
Lời giải chi tiết:
Khi \(R \to \infty \), cường độ dòng điện trong mạch là:
\(I = \frac{E}{{R + r}} = \frac{E}{{\infty + r}} = 0\)
Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:
\(U = E - I.r = E - 0 \Rightarrow E = U = 4,5\,\,\left( V \right)\)
Khi cường độ dòng điện trong mạch \(I = 2A\), hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện là:
\(U = E - I.r \Rightarrow 4 = 4,5 - 2.r \Rightarrow r = 0,25\,\,\left( \Omega \right)\)
Chọn D.