Câu 1 trang 33 SGK GDCD lớp 10


Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ.

Đề bài

Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ.

Lời giải chi tiết

- Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Ví dụ:

+ Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC,... Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

+ Thuộc tính của đường là ngọt

+ Thuộc tính của muối là mặn

- Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều).... của sự vật và hiện tượng.

Ví dụ:

+ Đối với mỗi phân tử nước, lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.

+ Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m

+ Diện tích tòa nhà: 8000m2.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 22 phiếu
  • Câu 2 trang 33 SGK GDCD lớp 10

    Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ.

  • Câu 3 trang 33 SGK GDCD lớp 10

    Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?

  • Câu 4 trang 33 SGK GDCD lớp 10

    Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

  • Câu 5 trang 33 SGK GDCD lớp 10

    Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm GDCD lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí