Từ điển Hoá 10| Các dạng bài tập Hoá 10 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần ..

Cách phân loại nguyên tố - Hoá 10

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Cùng số lớp electron xếp thành một hàng (chu kì).

- Cùng số electron hoá trị xếp thành một cột nhóm (trừ nhóm VIIIB)

2. Xác định số thứ tự nhóm

* Nhóm A:

            Cấu hình e hoá trị tổng quát của nhóm A: nsa npb

            - n: lớp e ngoài cùng.

            - a, b: số e trên phân lớp s và p. (a = 1 – 2; p = 0 – 6 )

STT nhóm A = số e lớp ngoài cùng (e hoá trị) = a+b

* Nhóm B: Cấu hình e hoá trị tổng quát của nguyên tố d:  (n-1)da nsb

STT nhóm B = Số e hoá trị = (a+b), nếu a =10 thì chỉ lấy b

= số e lớp ngoài cùng+(số e lớp d sát ngoài cùng chưa bão hoà nếu có)

* Đặc biệt: số e hoá trị = 8, 9, 10 = nhómVIIIB

8 e hoá trị

9 e hoá trị

10 e hoá trị

Cột thứ nhất nhóm VIIIB

Cột thứ hai nhóm VIIIB

Cột thứ ba nhóm VIIIB

3. Theo cấu hình electron

Các nguyên tố s, p, d, f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s, p, d, f tương ứng (theo năng lượng).

- Khối các nguyên tố s  => cấu hình electron lớp ngoài cùng ns1-2 gồm :

+ Nhóm IA = Kim loại kiềm, ngoại trừ H.

+ Nhóm IIA = kim loại kiềm thổ.

- Khối các nguyên tố p => cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np1-6 gồm các nguyên tố từ nhóm IIIA  - VIIIA (trừ He).

=> Các nhóm A gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

- Khối các nguyên tố d=> cấu hình electron phân lớp sát ngoài cùng và lớp ngoài cùng (n-1)d1-10ns1-2 gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.

- Khối các nguyên tố f=> cấu hình electron phân lớp sát ngoài cùng và lớp ngoài cùng (n-2)f0-14 (n-1)d0--2ns2  gồm các nguyên tố nhóm B xếp thành 2 hàng ở cuối bảng.

+ Họ Lanthanides                      + Họ Actinides

=>  Các nhóm B gồm các nguyên tố d và nguyên tố f (kim loại chuyển tiếp).

4. Theo tính chất hoá học

Nhóm

IA, IIA,IIIA

Nguyên tố s

IVA

Nguyên tố p

VA,VIA,VIIA

Nguyên tố p

VIIIA

Nguyên tố p (- He)

Nhóm B

Nguyên tố d & f

Loại nguyên tố

KL(-H,-B)

KL hoặc PK

Thường PK

Khí hiếm

Kim loại

5. Bài tập vận dụng