Từ điển Toán 3 | Các dạng bài tập Toán 3 Phép nhân, phép chia trong phạm vi 1 000

Biểu thức là gì? Tính giá trị của biểu thức - Toán 3

1. Biểu thức số là gì?

a) Ví dụ về biểu thức:
Tính độ dài các đường gấp khúc ABC và ABCD như hình vẽ:
5 + 5 ; 5 x 2 ; 5 + 5 + 8 ; 5 x 2 + 8 ; 265 - 82 + 10 ; ..... là các biểu thức số (hay còn gọi tắt là biểu thức).
 
b) Giá trị của biểu thức
  • Tính 42 - 25 + 10 = 17 + 10 = 27
  • Giá trị của biểu thức 42 - 25 + 10 là 27

 

2. Cách tính giá trị của biểu thức

  • Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

         Ví dụ: 205 + 68 – 45 = 273 – 45

                                        = 228

                  96 : 4 x 3 = 24 x 3

                                 = 72

  • Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau.

        Ví dụ: 128 - 3 x 9 = 128 - 27

                                   = 101

                  50 + 12 x 6 = 50 + 72

                                    = 122

  • Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.

     Ví dụ: 84 - (19 - 12) = 84 - 7

                                    = 77

              9 x (113 - 85) = 9 x 28

                                    = 252

 

Các bài khác cùng chuyên mục