Đề bài

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A.

    Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

  • B.

    Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

  • C.

    Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

  • D.

    Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về dòng điện không đổi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

A, B, C – đúng

D – sai vì: Chiều qui ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược chiều dịch chuyển của electron).

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Điện tích của electron là \( - {\rm{ }}{1,6.10^{ - 19}}\left( C \right)\), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong \(30{\rm{ }}\left( s \right)\)  là \(15{\rm{ }}\left( C \right)\) . Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là :

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Đồ thị mô tả định luật Ôm là:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho :

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đoạn mạch gồm điện trở \({R_1} = 100\Omega \) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2} = 300\Omega \), điện trở toàn mạch là:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1} = 100\Omega \), mắc nối tiếp với điện trở \({R_2} = 200\Omega \) , hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là \(12{\rm{ }}\left( V \right)\). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \({R_1}\) là:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đoạn mạch gồm điện trở ba điện trở \({R_1} = 25\Omega \)  và \({R_2} = {R_3} = 50\Omega \)  mắc song song với nhau, điện trở toàn mạch là:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1} = 100\Omega \), mắc nối tiếp với điện trở \({R_2} = 200\Omega \). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế \(U\) khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở \({R_1}\) là \(6{\rm{ }}\left( V \right)\). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Công của dòng điện có đơn vị là:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Hai bóng đèn ${Đ_1}\left( {220V-25W} \right)$ , ${Đ_2}\left( {220V-100W} \right)$ khi sáng bình thường thì:

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là \({U_1} = 110\left( V \right)\) và \({U_2} = 220\left( V \right)\). Tỉ số điện trở của chúng là:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Để bóng đèn loại \(120V - 60W\)sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là $220V$, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài chứa máy thu là:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Một nguồn điện có điện trở trong \(0,1\Omega \) được mắc với điện trở \(4,8\Omega \) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(12V\). Suất điện động của nguồn điện là:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ \(0\) đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4,5\left( V \right)\). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là \(2A\) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4\left( V \right)\). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Một nguồn điện có suất điện động \(E = 6\left( V \right)\), điện trở trong \(r = 2\left( \Omega  \right)\), mạch ngoài có điện trở \(R\). Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là \(4W\) thì điện trở \(R\) phải có giá trị:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở \({R_1} = 2\Omega \) và \(R_2 = 8\Omega \), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện \({E_1},{r_1}\) và \({E_2},{r_2}\) mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở \(R\). Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho đoạn mạch như hình vẽ trong đó \({E_1} = 9V\), \({r_1} = 1,2\Omega \); \({E_2} = 3\left( V \right)\), \({r_2} = 0,4\Omega \).  Điện trở \(R = 28,4\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \({U_{AB}} = 6V\). Cường độ dòng điện trong mạch có chiều và độ lớn là:

Xem lời giải >>