1. Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa
2. Dựa vào kiến thức trong bài và Hình 16.5, em hãy cho biết nét độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa
1.
B1: Đọc mục II-4 trang 97, 98 SGK.
B2: Nêu thành tựu trên các lĩnh vực: văn học, tín ngưỡng tôn giáo, kiến trúc điêu khắc, âm nhạc, phong tục tập quán…
2.
B1: Đọc mục II-4 trang 97, 98 SGK.
B2: Quan sát hình 16.5 từ đó thấy được nghệ thuật chạm khắc đá đặc sắc của người Chăm cổ.
1.
- Văn học:
+ Văn học dân gian Chăm-pa rất phong phú về thể loại: Sử thi, truyện cổ, truyền thuyết,…Sư thi của người Chăm vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lý Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
+ Văn học viết có các trường ca, gia huấn ca và thơ triết lý, thơ trữ tình,…được sáng tác bằng cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ.
- Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Cư dân Chăm-pa thịnh hành tín ngưỡng vạn vật hữu lĩnh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.
+ Từ thế kỉ III, Ấn Độ giáo trở thành tôn giáo chính ở Chăm-pa, Phật giáo Đại thừa phát triển trong 2 thế kỉ IX và X.
+ Từ thế kỉ XII – XIV, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa, hình thành cộng đồng Hồi giáo Chăm Bà-ni.
- Kiến trúc, điêu khắc:
+ Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam), tháp Mỹ Khánh (Huế),...
+ Nghệ thuật điêu khắc thể hiện thông qua các bức tượng và phù điêu trang trí trên các đài thờ, đền tháp.
- Âm nhạc:
+ Âm nhạc và ca múa (múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ, múa bóng) không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng và các dịp lễ hội truyền thống.
+ Người Chăm đã chế tạo nhiều loại nhạc cụ độc đáo khác nhau.
- Phong tục tập quán:
+ Nghi lễ cưới hỏi của người Chăm chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ.
+ Tập tục mai táng có phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết.
2. Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm-pa.
Các bài tập cùng chuyên đề
Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
Nền văn minh Chămpa được phát triển dựa trên cơ sở
Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là:
Trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài, cư dân Chăm-pa có nền văn hóa bản địa nào sau đây?
Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chămpa?
Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm – pa so với nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
Em hãy cho biết văn minh Chăm-pa được hình thành trên những cơ sở nào?
Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm pa.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa
Điều kiện dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?
Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Chăm-pa
Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Chăm-pa cổ đại
Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa
Nêu những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa
Hãy sưu tầm, giới thiệu một di sản văn minh Chăm-pa và cho biết cảm nhận của em về di sản đó
Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa
Đọc thông tin và quan sát Hình 13.3, hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.

Đọc thông tin, hãy nêu cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Chăm-pa.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 13.4, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của nền văn minh Chăm-pa.

Đọc thông tin và tư liệu, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần trong nền văn minh Chăm-pa.
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 13, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa.
Đọc thông tin và tư liệu, hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Phù Nam.