Mặc dù có thu nhập ổn định nhưng gia đình bạn K thường xuyên rơi vào tình trạng chi lớn hơn thu. Đầu tháng có tiền lương, gia đình bạn K thường mua sắm rất nhiều hàng hoá, dịch vụ mà không cân nhắc đến sự cần thiết của các sản phẩm đó. Thói quen chỉ tiêu lãng phí, không kiểm soát và không có mục tiêu tài chính dẫn đến những áp lực về tài chính, nợ nần.
a) Em nhận xét như thế nào về cách quản lí thu, chi của gia đình bạn K trong tình huống trên?
b) Nếu là K, em sẽ góp ý cho gia đình nên thay đổi cách quản lí thu chi như thể nào?
a) Gia đình bạn K có thu nhập ổn định nhưng lại rơi vào tình trạng chi lớn hơn thu do các nguyên nhân sau:
- Mua sắm không cân nhắc: Gia đình thường xuyên mua sắm nhiều hàng hóa và dịch vụ mà không xem xét sự cần thiết của chúng, dẫn đến việc chi tiêu lãng phí.
- Thiếu kiểm soát: Không có kế hoạch chi tiêu cụ thể và không theo dõi các khoản chi tiêu hàng tháng.
- Không có mục tiêu tài chính: Gia đình không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể và rõ ràng để hướng dẫn các quyết định chi tiêu.
- Thói quen chi tiêu không hợp lý: Việc chi tiêu không kiểm soát và không có kế hoạch dẫn đến áp lực tài chính và nợ nần.
b) Nếu là K, em sẽ góp ý cho gia đình thay đổi cách quản lý thu chi như sau:
- Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng:
- Xác định các khoản thu nhập hàng tháng của gia đình.
- Liệt kê các khoản chi tiêu thiết yếu (tiền ăn uống, điện, nước, học phí, v.v.).
- Dự trù các khoản chi phát sinh không thường xuyên.
- Đặt mục tiêu tài chính:
Mục tiêu ngắn hạn: Ví dụ, tiết kiệm một khoản tiền cố định mỗi tháng.
Mục tiêu dài hạn: Ví dụ, tiết kiệm tiền để mua sắm những đồ vật quan trọng hoặc để đi du lịch.
- Theo dõi và kiểm soát chi tiêu:
+ Ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng ngày để biết rõ tiền đã được chi vào đâu.
+ So sánh chi tiêu thực tế với kế hoạch đã đề ra, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
- Ưu tiên các khoản chi thiết yếu:
+ Chỉ tiêu cho các nhu cầu thiết yếu trước (thực phẩm, hóa đơn, học phí, v.v.).
+ Hạn chế các khoản chi không cần thiết và xa xỉ.
- Cắt giảm chi tiêu lãng phí:
+ Tránh mua sắm theo cảm xúc và không cần thiết.
+ Lên danh sách trước khi mua sắm và tuân thủ danh sách đó.
- Tạo quỹ dự phòng:
Đặt một phần thu nhập vào quỹ dự phòng để có tiền khi gặp các tình huống bất ngờ (bệnh tật, sửa chữa nhà cửa, v.v.).
- Tiết kiệm đều đặn:
Đặt mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền cố định hàng tháng trước khi chi tiêu cho các nhu cầu khác.
Các bài tập cùng chuyên đề
Em hãy nêu một thói quen chi tiêu trong gia đình em và nhận xét về thói quen đó.
Từ các thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lý thu, chi trong gia đình.
Qua thông tin 2, em hãy đánh giá thói quen chi tiêu nào tích cực và thói quen chỉ tiêu nào chưa tích cực. Vi sao?
Em hãy cho biết những thói quen chỉ tiêu không tích cực sẽ ảnh hưởng như thế nào tới đời sống gia đình.
Theo em, để xây dựng được kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình cần thực hiện những nội dung nào? Vì sao?
Hãy xây dựng kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình và thuyết trình về việc thực hiện kế hoạch đó trong gia đình em.
Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm dưới đây? Vì sao?
a. Quản lý thu, chi là việc quản lý các nguồn thu nhập và các khoản chỉ tiêu của tất cả các thành viên trong gia đình.
b. Mục đích của quản lý thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chỉ tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.
c. Chỉ khi nào được chi tiêu theo sở thích, thỏa mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.
d. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì mỗi gia đình đều phải có kỹ năng quản lý thu, chi.
Em hãy cho biết việc làm của nhân vật trong các trường hợp dưới đây có ý nghĩa thế nào trong quản lý thu, chi gia đình:
a. Chị D luôn ghi chép tất cả các khoản chỉ và lập bảng theo dõi chi tiêu hằng tháng của gia đình để có sự điều chỉnh vào tháng sau nếu cần thiết.
b. Mặc dù thu nhập gia đình còn thấp nhưng vợ chồng chị B thống nhất duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20.
c. Hằng tháng, vợ chồng chị Q thường xác định hạn mức mua sắm của hai vợ chồng để không ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm chung của gia đình.
Em hãy liệt kê những thói quen chi tiêu tích cực trong gia đình và kết quả của những thói quen đó.
Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Đầu năm, vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 60% thu nhập cho các chỉ tiêu thiết yếu, tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để có đủ tiền mua xe máy nhưng hai tháng nay, anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp mà vợ anh vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm một số chỉ tiêu thiết yếu trong gia đình.
Em hãy chỉ ra những biểu hiện quản lý thu, chi gia đình hợp lý, không hợp lý trong trường hợp trên. Em hãy đưa ra lời khuyên cho gia đình đề quản lý thu, chi gia đình hiệu quả hơn.
Em hãy liệt kê những mục tiêu tài chính và kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó trong gia đình em.
Em hãy viết bài luận ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về nhận định “Quản lý thu, chi trong gia đình trở thành cầu nối giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau và sống hạnh phúc hơn”.
Em hãy chia sẻ ý nghĩa của việc quản lý thu, chi trong gia đình qua câu tục ngữ sau:
“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết thế nào là quản lý thu, chi trong gia đình và nêu ví dụ minh họa.
- Nêu vai trò của quản lí thu, chi đối với gia đình và các thành viên. Nêu ví dụ minh họa.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Nêu các khoản chi tiêu trong gia đình và lấy ví dụ về một số thói quen chi tiêu tốt và chưa tốt.
- Nhận xét việc phân chia thu, chi trong trường hợp. Từ đó, đề xuất những phương pháp quản lý thu, chi trong gia đình
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết mục tiêu tài chính nhằm đảm bảo các hoạt động gì.
- Diễn giải các mục tiêu tài chính trong gia đình và nêu ví dụ minh họa.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết để lập và thực hiện được kế hoạch thu, chi trong gia đình, cần tiến hành những bước nào.
- Cho biết các bước lập kế hoạch quản lý thu, chi trong gia đình bao gồm những nội dung gì.
Em hãy cho biết kế hoạch thu, chi của gia đình em và đánh giá về cách thực hiện kế hoạch thu, chi đó.
Em hãy phân tích vai trò của việc quản lý thu, chi trong gia đình và cho ví dụ minh hoạ.
Em hãy đánh giá về thói quen chỉ tiêu của chủ thể trong các trường hợp sau:
a. Vợ chồng chị H đồng thuận thực hiện kế hoạch quản lý thu, chi bằng sổ theo dõi hằng tháng sau khi bàn bạc trong tháng đầu chung sống. Theo đó, vợ chồng chị sẽ dành 50% tổng thu nhập cho chỉ tiêu thiết yếu, sinh hoạt hằng ngày; 20% dành cho các khoản dự phòng, tiết kiệm, mua nhà,.. và 30% còn lại dành cho các hoạt động giải trí, giao tiếp xã hội,...
b. Chị C thích mua hàng trực tuyến, chị mua rất nhiều các sản phẩm vào các ngày giảm giá. Trong dịp lễ, các ứng dụng bán hàng trực tuyến thường đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi. Trong những tháng đó, chị phải đi mượn tiền hoặc ứng trước lương để chi trả cho các đơn hàng trên mạng đã mua.
Em hãy đánh giá mục tiêu tài chính của chủ thể trong các trường hợp sau:
a. Khi biết có một căn nhà cũ bán với giá rẻ, anh T liền lên kế hoạch dự trù tài chính, mua lại căn nhà đó để sửa chữa và cho thuê với giá hợp lý. Cách thức này vừa giúp gia đình anh có thêm nguồn thu nhập vừa giữ được tài sản hiện có của anh.
b. Anh H dành một khoản lớn thu nhập cho mục tiêu tiết kiệm. Anh chỉ tiêu ở mức tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày với các nhu cầu thiết yếu. Anh quan niệm rằng chỉ có tiết kiệm mới có thể thực hiện được mục tiêu mua nhà, mua xe,... Vì vậy, anh hạn chế giao tiếp, không mở rộng quan hệ xã hội để tránh các khoản chi không cần thiết, không mang lại cho anh lợi ích gì.
Em hãy thực hiện bài viết ngắn đánh giá thói quen chi tiêu của bản thân và rút ra bài học.
Em hãy thu thập thông tin (khoản thu, khoản chi) để lập kế hoạch thu, chi của gia đình mình. Sau đó, đề xuất các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo mục tiêu tài chính.
Có ý kiến cho rằng: Nếu mỗi thành viên trong gia đình biết cách quản lí thu, chi hợp lí thì có thể ổn định cuộc sống và chủ động với các kế hoạch trong tương lai. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
Từ thông tin trên, em hãy cho biết thế nào là quản lí thu, chi trong gia đình. Hãy lấy vi dụ minh hoạ.
Theo em, những thói quen chi tiêu không hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài chính của gia đình?
Em hãy xác định những thói quen chi tiêu hợp lí và giải thích sự cần thiết của việc quản lí thu, chi trong gia đình.
Theo em, để lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình, em cần thực hiện những nội dung nào?
Em hãy làm rõ từng nội dung của việc lập kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình và thực hành lập kế hoạch quản lí thu, chi theo những nội dung trên.
Em hãy liệt kê các thói quen chỉ tiêu hợp lí không hợp lí trong gia đình và nêu cách khắc phục những thói quen chỉ tiêu không hợp lí.
Thói quen chi tiêu hợp lí |
Thói quen chi tiêu không hợp lí |
Cách khắc phục những thói quen chi tiêu không hợp lí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|