Ghi lại các thông tin mà em thu thập về Đồng Tháp Mười hoặc về quê hương em (đặc điểm địa lí, cảnh sắc, di tích, lễ hội, sản vật…)
Em tìm hiểu thông tin về Đồng Tháp Mười hoặc về quê hương để làm bài.
Đồng Tháp Mười nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là khu vực đất ngập nước rộng lớn. Về cảnh sắc, nơi đây nổi tiếng với cánh đồng sen bạt ngàn, rừng tràm xanh mướt và hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt là các loài chim nước quý hiếm. Lễ hội đặc trưng của vùng là lễ hội Sen, diễn ra vào tháng 5, tôn vinh loài hoa đặc trưng và nét văn hóa của miền sông nước. Nông nghiệp ở Đồng Tháp Mười chủ yếu tập trung vào trồng lúa, nuôi cá và các sản vật từ mùa nước nổi như cá linh, bông điên điển. Lịch sử của vùng gắn liền với các cuộc kháng chiến, nơi từng là căn cứ cách mạng quan trọng. Ngày nay, Đồng Tháp Mười thu hút du khách với các tour du lịch sinh thái và trải nghiệm văn hóa đặc sắc.
Các bài tập cùng chuyên đề
Chia sẻ những điều em biết về vùng đất Đồng Tháp Mười.
ĐƯỜNG QUÊ ĐỒNG THÁP MƯỜI
Bông súng thả lồng đèn
Sáng bồng bềnh mặt nước
Cá lòng tong chạy trước
Dẫn đường về thăm ông.
Đường quê, sào vít cong
Xuồng lướt như tên bắn
Cò ở đâu giật mình
Bay lẫn vào mây trắng.
Lấm lem con trâu đầm
Chém cặp sừng loé nắng
Xinh xịch thuyền đuôi tôm
Chở lúa vàng, rẽ sóng.
Kìa mấy búp sen hồng
Nối đầu thu, cuối hạ
Nước lớn sông Cửu Long
Chơi với sen nghiêng ngả.
Về xứ mười tầng tháp
Leo cầu trăm đốt tre
Ông đứng như bụt hiện
Chờ cháu cuối đường quê.
(Trần Quốc Toàn)
Từ ngữ
- Cá lòng tong: cả nước ngọt, sống thành đàn, cỡ nhỏ, mình dẹt, cùng họ với cá chép.
- Xứ mười tầng tháp: chỉ Đồng Tháp Mười (xưa ở Đồng Tháp Mười có toà tháp cao mười tầng).
Ở khổ thơ đầu, đường về quê thú vị như thế nào qua cảm nhận của bạn nhỏ?
Tìm những nét đẹp riêng của vùng Đồng Tháp Mười được miêu tả trong bài thơ.
- Về cảnh vật thiên nhiên
- Về cuộc sống con người
Những từ ngữ nào trong bài thơ gợi tả nhịp sống ở Đồng Tháp Mười rất sôi động, náo nức?
Ở khổ thơ cuối, bạn nhỏ muốn nói điều gì về quê hương mình?
Những chi tiết, hình ảnh nào ở miền quê này gợi nhớ những câu chuyện cổ tích quen thuộc?
Các từ ngữ dưới đây có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh vật?
- bồng bềnh
- lấm lem
- xình xịch
- nghiêng ngả
Tìm những hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Viết.
Ghi lại các lỗi trong bài làm của em và dự kiến sửa chữa.
Đọc 2 - 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo mà ở một địa phương và viết thông tin vào phiếu đọc sách.
Phiếu đọc sách |
Ngày đọc: …………………………………………………………………………………… |
Sự vật hoạt, động được nói đến: ………………………………………………………………………………………………. |
Những nét độc đáo của di tích, lễ hội hoặc sản vật: ………………………………………………………………… |
Suy nghĩ, cảm xúc về ý nghĩa của các bài ca dao: …………………………………………………………………… |
Mức độ yêu thích: |
Ghi lại nội dung mà em đã trao đổi với bạn về một bài ca dao đã đọc: