Trong lĩnh vực du lịch chúng ta thường bắt gặp những từ ngữ tiếng nước ngoài như: homestay, farmstay, trekking,… Việc sử dụng những từ ngữ tiếng nước ngoài này trong giao tiếp có ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay không? Vì sao?
Chú ý đến các từ ngữ tiếng nước ngoài và các từ tiếng việt có nghĩa liên quan. Giải thích được nguyên nhân sử dụng các tiếng nước ngoài này thay vì sử dụng tiếng Việt
Theo em, việc sử dụng các từ ngữ nước ngoài trong giao tiếp có thể ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hoặc không.
- Có là bởi vì có một số các từ ngữ tiếng nước ngoài mà các từ ngữ này chưa có từ ngữ tiếng Việt mang nghĩa tương đương và được biểu đạt một cách ngắn gọn.Vì vậy việc sử dụng các từ ngữ tiếng nước ngoài này mang tính chất là bổ sung và giúp diễn tả chính xác những khái niệm mới, cũng như nghĩa mà đối tượng cần biểu đạt.
- Không là bởi vì trong một số trường hợp người nói thường hay xen lẫn những từ ngữ nước ngoài vào trong cuộc hội thoại mặc dù trong tiếng Việt đã có những từ tương đương
Các bài tập cùng chuyên đề
Xác định dấu hiệu cho thấy người viết không tuân thủ chuẩn tiếng Việt trong những câu sau:
a.Tôi đã xem bộ phim đó rùi nhưng không thích lém
b.Nhà trường quy định học sinh không được ghi các comment vào sách mượn của thư viện
c.Do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo khiến cho việc lựa chọn ngành nghề ngày nay có sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc.
Tìm những từ ngữ mới thể hiện sự phát triển của tiếng Việt tương tự các từ ngữ thuộc một trong hai nhóm sau:
a.Thư viện số, kinh tế tri thức, chính phủ điện tử, cư dân mạng, công dân toàn cầu
b.Photocopy, video, VIP
Mỗi từ in đậm trong những câu dưới đây có các nghĩa khác nhau. Hãy cho biết các nghĩa của mỗi từ ngữ, suy đoán xem trong những nghĩa đó, nghĩa nào có trước, nghĩa nào có sau và giải thích cơ sở của sự suy đoán.
a.Các cụ ông say thuốc
Các cụ bà say trầu
Còn con trai con gái
Chỉ nhìn mà say nhau
( Phan Thị Thanh Nhàn , Đám cưới ngày mùa)
b.-Đội cứu hỏa đến chữa cháy kịp thời, cứu được nhiều người và tài sản ở khu chung cư.
-Đó chỉ là phương án chữa cháy, chứ không phải được dự tính từ trước.
Phân tích cách dùng từ ngữ theo cách rất riêng của Xuân Diệu ở đoạn thơ sau trong bài Vội vàng:
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
Có những cách diễn đạt của Xuân Diệu khi mới xuất hiện bị chê là viết theo Tây. Theo bạn, trong đoạn thơ của bài Vội vàng, cách diễn đạt nào có thể gọi là “Tây”, xa lạ với cách thông thường của người Việt? Hiện nay, ấn tượng về nét Tây trong những cách diễn đạt của Xuân Diệu có gì thay đổi không? Bạn nhận xét như thế nào về điều đó?
Tìm một số dẫn chứng cho thấy sự độc đáo trong cách sử dụng tiếng Việt của các nhà văn nhà thơ mà bạn biết.
a. Vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? Nội dung nhiệm vụ đó là gì?
b. Thế nào là một ngôn ngữ phát triển? Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay?
Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực.
Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt thể hiện trong một bài thơ em đã học.
Màu xanh được miêu tả trong các đoạn thơ sau có gì đặc biệt?
a.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ)
b.
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một màu xám hư vô
Chợt nhoè
Chợt hiện
(Phan Vũ, Hà Nội - Phố)
c.
Trời thì xanh như rút ruột mà xanh
Cây thì biếc như vặn mình mà biếc
(Thi Hoàng, Ở giữa cây và nền trời)
d.
Có non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình: ngân hàng + X (như ngân hàng đề thi...). Hãy tìm thêm những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình này.
Cho câu sau:
Nê-pan (Nepal) có 8 ngọn núi cao nhất thế giới nổi tiếng nói các vùng ngoại ô, công viên quốc gia, những cánh, phù hợp với hoạt động thám hiểm, du lịch, đi bộ
đường dài (trekking).
a. Vì sao người viết lại sử dụng từ trekking trong tiêu đề và bài viết?
b. Tìm những từ ngữ tương tự trong lĩnh vực du lịch.
c. Theo bạn, việc sử dụng những từ tiếng nước ngoài này có ảnh hưởng đến sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay không?
Vì sao có nhiều từ ngữ tiếng nước ngoài (như album, email, file,...) được người Việt ưa dùng trong nhiều bối cảnh giao tiếp, trong khi vẫn có giải pháp thay thế (ví dụ: dùng tập ảnh thay cho album, thư điện tử thay cho email, tập tin thay cho file)?
Xác định nghĩa của từ ngữ được in đậm trong các trường hợp sau. Trong các trường hợp này, trường hợp nào từ ngữ được dùng theo nghĩa mới?
a. Nơi đây, vào mùa đông lạnh giá, các dòng sông đóng băng và những ngọn núi phủ tuyết trắng xóa tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng.
b. Đây là nguyên nhân chính khiến cho thị trường bất động sản đóng băng.
Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở đoạn trích sau (chú ý các cụm từ/ câu được in đậm):
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ây
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
(Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor ca)
Theo bạn, những kết hợp từ ngữ được đề cập ở trên có phải là cách diễn đạt phổ biến của cả cộng đồng không? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy?
Viết một đoạn văn (khoảng 150 từ) về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học.
Chúng ta cần làm gì để giữ gìn sự và phát triển tiếng Việt?
a, Tuân thủ những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ).
b, Sử dụng nhiều từ Hán Việt để tăng tính chuẩn mực, tao nhã cho văn bản
c, Sử dụng nhiều từ thuần Việt để tăng tính hiện đại, đời thường cho văn bản
d, Bảo đảm quy cách trình bày rõ ràng, thuần nhất, đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.
Từ “giọt” đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau?
a,
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
b, Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
c,
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu.
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
(Tạ Hữu Yên, Đất nước)
Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau:
a, Rút sợi thương
Chằm mái lợp
rút sợi nhớ
Đan vòm xanh
Nghiêng sườn đông
Che mưa anh
Nghiêng sườn tây
Xòa bóng mát.
(Thúy Bắc, Gửi…)
b, Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
( Nguyễn Khoa Điềm, mẹ và quả)