Từ nội dung bài học, phân tích và làm sáng tỏ hai điểm sau:
a, Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người.
b, Đó là một sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú.
a, Đọc tác phẩm, từ đó đưa ra các dẫn chứng để chứng minh hai luận điểm trên.
b, Hiểu được rằng lớn lao: về sự to lớn; phong phú: giàu có, đa dạng… Từ đó nêu ra các thể loại và dẫn chứng các tác phẩm tiêu biểu
a, Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người.
Các tác phẩm của Người đều là các công cụ nhằm phục vụ cho mục đích cách mạng của mình. Bởi: “Văn chương trước hết phải là thứ vũ khí chiến đấu”. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm, Ví dụ:
- “Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm đã vạch trần chính sách vô nhân đạo, tội ác và sự lừa dối của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa”
- “Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử bất hủ, một tác phẩm chính luận mẫu mực”. Đây chính là bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đánh dấu cho sự phát triển và thắng lợi lớn của cách mạng một dân tộc.
… Và rất nhiều các tác phẩm khác.
b, Đó là một sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú.
- Sự lớn lao và phong phú của sự nghiệp văn học của chủ tịch Hồ Chí Minh được biểu hiện rõ nét thông qua các tác phẩm văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.
+ Văn chính luận: nhiều bài báo luận được đăng trên các tờ báo Người cùng khổ, Nhân đạo… Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp; Tuyên ngôn Độc lập; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Không có gì quý hơn độc lập, tự do; Di chúc…
+ Truyện: Pa-ri; Lời than vãn của bà Trưng Trắc; “Vi hành”; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Con người biết mùi hun khói;...
+ Kí: Nhật kí chìm tàu; Vừa đi đường vừa kể chuyện;...
+ Thơ ca: Viết bằng tiếng Việt: Nhật kí trong tù, Tức cảnh Pác Bó, Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Thăm lại Pác Bó, Không đề 2, Không đề 3. Viết bằng chữ Hán: Nguyên tiêu, Tặng Bùi công, Thu dạ, Báo tiệp, Đăng sơn…
Các bài tập cùng chuyên đề
Tìm hiểu những thông tin về bối cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20, quê hương, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc. Lựa chọn, ghi chép 1 số thông tin quan trọng có liên quan tới sự nghiệp văn học của tác giả.
Những chi tiết nào trong tiểu sử giúp em hiểu thêm về các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh?
Chú ý yếu tố gia đình và quê hương?
Chú ý câu văn chuyển đoạn sang luận điểm khác
Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh có gì đặc sắc?
Những biểu hiện phong phú trong sáng tác của Hồ Chí Minh là gì?
Văn chính luận của Hồ Chí Minh có những tác phẩm nào tiêu biểu?
Chú ý hoàn cảnh ra đời của các lời kêu gọi.
Những sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc viết thành truyện ngắn?
Chú ý cái tôi Hồ Chí Minh ở các tác phẩm kí.
Vì sao Nhật ký trong tù được nhắc đến đầu tiên?
Những bài thơ viết từ sau năm 1941 có đặc điểm gì?
Chú ý tên của mỗi tiểu mục là một luận điểm
Luận điểm được triển khai như thế nào?
Chú ý cách lí giải về tính thống nhất của phong cách Hồ Chí Minh.
Phần kết nêu lên các nội dung gì?
Văn bản Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.
Dựa vào văn bản trên, em hãy trình bày những điểm nổi bật về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bằng 1 sơ đồ?
Từ nội dung bài học, phân tích và làm sáng tỏ hai điểm sau:
a. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người
b. Đó là một sự nghiệp văn học lớn lao
Vì sao có thể nói: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là 1 phong cách đa dạng mà thống nhất?
Em hiểu như thế nào về nhận xét: “Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá đối với dân tộc Việt Nam”
Hãy nêu dàn ý cho bài thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu em được chuẩn bị cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học.
Văn bản Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh- Cuộc đời và sự nghiệp thuộc loại văn bản nào? Vì sao?
Chỉ ra mục đích và tác dụng của việc đọc hiểu văn bản Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh- Cuộc đời và sự nghiệp.
Vì sao có thể nói: “Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá đối với dân tộc Việt Nam”
Em hiểu như thế nào về nhận xét: “Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá đối với dân tộc Việt Nam.”?
Nhận xét về mối quan hệ giữa các phần lớn trong văn bản Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh- Cuộc đời và sự nghiệp.