Đề bài

Trong các trường hợp sau, người viết có sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không? Vì sao? 

b. Tuổi trẻ thời @ phải nổi loạn hơn hơn một ti, độc, dị, quậy, chảnh sẽ giúp cuộc sống ngạc nhiên, thú vị hơn, cần gì hot girl, hot boy sống ảo tưởng trên Facebook. 

(Hoàn cảnh giao tiếp: Bài làm môn Ngữ văn của học sinh trong một kì thi, kiểu văn bản nghị luận xã hội). 

b. Kính thư ngài Tổng thư kí,

Muốn có giáo dục thì cần phải có hòa bình. Còn biết bao nhiêu nơi nữa trên thế giới này, nhất là ở Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan, trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột. Chúng tôi đã thật sự mệt mỏi vì những cuộc chiến này. Ở nhiều nơi trên thế giới, dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ nữ và trẻ em vẫn phải đang chịu đựng bao khốn khổ.

(Ma-la-la Diu-sa-phdai, Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới)

Phương pháp giải

Đọc và phân tích ngôn ngữ được người viết sử dụng trong đoạn văn đã phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chưa. Nếu chưa phù hợp thì lý giải lý do vì sao?

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a. Ngôn ngữ trong đoạn này không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Trong một bài làm môn Ngữ văn, đặc biệt là kiểu văn bản nghị luận xã hội, người viết cần sử dụng ngôn ngữ trang trọng, mạch lạc và có tính lập luận cao. Việc dùng từ ngữ mang tính chất thân mật, xuồng xã như "nổi loạn", "độc, dị, quậy, chảnh", "hot girl, hot boy" không chỉ làm mất đi tính nghiêm túc của bài viết mà còn không phù hợp với văn phong cần có trong một bài thi chính thức.

b. Ngôn ngữ trong đoạn này nhìn chung phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Cách mở đầu bằng "Kính thư ngài Tổng thư kí" thể hiện sự tôn trọng và phù hợp với ngữ cảnh trang trọng khi giao tiếp với một quan chức cấp cao. Nội dung phía sau tuy cảm xúc mạnh mẽ, nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm, không có từ ngữ nào quá suồng sã hay thân mật. Tuy nhiên, có thể cần thêm chút mạch lạc và chính xác hơn trong cách trình bày để tăng tính thuyết phục.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Ngôn ngữ trang trọng là gì? Loại ngôn ngữ này có thể xuất hiện ở những dạng nào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trình bày đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng. Phân tích một ví dụ để minh họa.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng trong các trường hợp sau: 

  1. Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới. Năm 1963 không phải là một kết cục, mà là một khởi đầu. Nước Mỹ sẽ không có bình an, sẽ không có yên tĩnh, nếu như người da đen chưa giành được quyền công dân. 

( Mác - tin Lu - thơ Kinh, Tôi có một giấc mơ) 

  1. Công nghê trí tuệ nhân tạo AI có thể là chìa khóa để tiến tới việc cải tiến, cải cách hành chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kể và giải quyết nhiều vấn đề hiện nay về quản lí và điều hành của các cơ quan quản lí nhà nước các cấp. Điển hình là việc ứng dụng AI vào hệ thống chatbot (trả lời tự động) và trợ lí ảo tại các trung tâm hành chính. Điều này cho phép người dân truy vấn thông tin và nhận được câu trả lời nhanh chóng, hiệu quả cũng như hạn chế tình trạng xếp hàng, chờ đợi như trước kia. 

(Theo Công nghệ AI của hiện tại và tường lửa, http://www.most.gov.vn/, ngày 09/9/2021)

  1. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các người biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần nhủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù. 

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Khi trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trong tiết học Nói và nghe ở lớp, bạn cần lưu ý những gì về việc sử dụng ngôn ngữ? 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trình bày những loại câu mơ hồ thường gặp và cho biết cách sửa đổi với từng loại. 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa : 

a. Đêm hôm qua cầu gãy.

b. Mẹ nó đi chợ chiều mới về.

c. Cô ấy đã đến Hà Nội chưa? Lẽ ra giờ này cô ấy phải có mặt ở đó rồi chứ? 

d. Anh cho em biết anh muốn ăn cơm không. 

đ. Âm thanh của chiếc máy này nghe được không chị?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Theo bạn, những trường hợp in đậm sau đây có phải là lỗi câu mơ hồ không? Vì sao bạn nhận định như vậy? 

a.Còn trời, còn nước, còn non, 

Còn cô bán rượu, anh còn say sưa! 

(Ca dao) 

b.Bà già đi chợ Cầu Đông, 

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? 

Thầy bói gieo quẻ nói rằng: 

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn. 

(Ca dao) 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong các nhan đề tác phẩm sau đây, trường hợp nào không phải là biện pháp tu từ nghịch ngữ:

A. Xác thây sống (Nhan đề kịch của Lép Tôn-xtôi)

B. Lời nói dối chân thực (Nhan đề phim của đạo diễn Giêm Ca-me-rôn)

C. Tội ác và hình phạt (Nhan đề tiểu thuyết của Phê-đo Đô-xtôi-ép-ki)

D. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Nhan đề truyện cổ tích Việt Nam và tên vở kịch của Lưu Quang Vũ)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chỉ ra những cách diễn đạt trái với cách diễn đạt thông thường trong các ngữ liệu dưới đây. Những diễn đạt ấy biểu hiện sắc thái trào phúng gì?

a, Ba người của cái gia đình hành khất thì bắt chấy rận cho nhau một cách nên thơ.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

b, Thì lúc ấy, trên bở đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc và cùng trình trọng khạc nhổ.

(Nguyễn Công Hoan, Thịt người chết)

c, Đây là bà Phán, một người phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

d, Ông ta thành kính xơi hai con gà gô, với lại nửa cái đùi cừu băm nhỏ [...] Để luyện cho linh hồn mình chống đau khổ, trong bữa ăn sáng, ông ta uống liền một hơi bốn cốc rượu vang để bù vào chỗ máu bà bị mất.

(Mô-li-e, Tác-tuýp)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu thi ca dưới đây và nêu tác dụng của chúng:

a, “Ôi bồng bềnh trĩu nặng, ôi hư phù trang nghiêm! Cõi hỗn mang ngập tràn hình hài hoàn mĩ! Lông vũ nặng, khói đen sáng, lửa buốt lạnh, sức lực mòn. Thức trong ngủ, ta không là ta nữa! Ta trong tình yêu, tình yêu không trong ta:.

(Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

b. 

Một người tù làm ta phá cửa các nhà gian

Một kẻ lưu vong gắn lòng ta vào đất nước

Một trái tim đau chia phần cho ta hạnh phúc

Một tiếng thét căm thù làm ta muốn yêu thương.

(Chế Lan Viên, 60 tuổi một nhà thơ lưu vong nước Thổ)

c. 

Thế sự đua nhau nói dại khôn

Biết ai là dại, biết ai là khôn.

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.

(Tú Xương, Dại khôn)

d.

Thời khắc đắm say! Mùa buồn đến!

Phút chia phôi dịu nhẹ mơ màng.

Rừng thu khoác áo tía vàng,

Thiên nhiên tàn úa huy hoàng, yêu sao.

(A.Pu-xki, Tiểu thuyết thơ Ép-ghê-nhi Ô-nê-ghin)

Xem lời giải >>