Đề bài

Dòng nào sau đây không thể hiện cảm xúc và tư tưởng của văn bản?

“Ôi!

Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp thuở gian truân, Đất Gò Công cây cỏ ủ ê, cảm niềm thần tử mắc nơi họa hại.

Xưa còn làm tướng, dốc rạng dồi hai chữ bình Tây, Nay thác về thần, nên vưng hộ một câu phục thái. Hỡi ôi thương thay!”

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế Trương Định)

Chú thích:

Rạng dồi: làm sáng tỏ, làm rạng rỡ Vưng hộ: bảo bọc, giúp đỡ

Phục thái: trở lại thái bình

  • A.

    Tiếc thương cho sự hy sinh vì nước vì dân của đấng anh hùng.

  • B.

    Cảm thương trước tai họa mà đấng anh hùng mắc phải

  • C.

    Tin vị anh hùng sống làm tướng đánh giặc, thác theo thần giúp đỡ nhân dân.

  • D.

    Xót xa cho trời Bến Nghé, đất Gò Công hoang tàn trong cơn binh biến.

Phương pháp giải

Căn cứ nội dung văn bản đọc, phân tích.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đoạn trích thể hiện sự tiếc thương và tôn vinh tinh thần hy sinh vì nước của Trương Định. Các ý như niềm tiếc thương cho sự hy sinh của vị anh hùng (A), cảm thương trước tai họa mà ông gặp phải (B), và niềm tin vào sự phù hộ của ông sau khi mất (C) đều có trong đoạn trích. Tuy nhiên, ý "xót xa cho sự hoang tàn của trời Bến Nghé, đất Gò Công trong cơn binh biến" (D) không phải là trọng tâm của đoạn này; văn bản chủ yếu bày tỏ sự tiếc thương cho người anh hùng hơn là cho cảnh vật.

Đáp án : D

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nội dung của văn bản sau là gì?

“Cành chọc trời là con đầu

Tên gọi ông Thu Tha

Cành bung xung là con thứ hai

Tên gọi bà Thu Thiên

Hai ông bà nên đôi nên lửa

Truyền cho:

Con gà có cựa

Dây dưa biết leo

Tre pheo có gai, có ngọn

Con người biết nói.”

(Sử thi dân tộc Mường, Đẻ đất đẻ nước)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chi tiết “Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác công phu hơn” có nghĩa là gì?

“Đây nói chuyện Ngọc Hoàng, từ lúc mọi công việc kiến thiết vũ trụ đã xong mới bắt đầu nghĩ đến chuyện sáng tạo ra vạn vật. Không hiểu Ngọc Hoàng làm như thế nào nhưng chỉ nghe nói rằng ông ta trước hết dùng những chất cặn còn sót lại trong trời đất, nặn ra đủ mọi giống vật từ những con to lớn như voi, tê ngưu, cọp đến những vật bé tí như sâu, kiến, bọ, trùng, v.v... Sau đó, Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác công phu hơn. Đó là loài người. Và cũng vì thế mà người ta khôn hơn vạn vật.”

(Nguyễn Đổng Chi, Mười hai bà mẹ)

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Xác định thể thơ của văn bản

“Tuổi đà ngoại tám mươi già,

Thoắt thoắt xem bằng bóng ngựa qua.

Mai bạc lạnh quen nhiều tháng tuyết,

Cúc vàng thơm đổi mấy phen hoa.

Sang có phận, là ơn chúa,

Được làm người, bởi đức cha.

Am quán ngày nhàn, rồi mọi việc,

Dầu ai tự tại, mặc dầu ta.”

(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bạch Vân quốc ngữ thi)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Dòng nào sau đây không thể hiện đặc trưng hình thức nghệ thuật của văn bản?

“… Bà phu nhân nói:

[…] Những cuộc gặp gỡ hiếm lạ, đời nào mà không có: như đền Bạc hậu, như quán Cao đường, như thần Lạc phố lướt sóng, như nàng Giang Phi cởi ngọc, như Lộng Ngọc lấy Tiêu Sử, như Thái Loan gặp Văn Tiêu, như Lan Hương gặp Trương Thạc... Bao nhiêu những chuyện cũ còn sờ sờ đó, nếu thế này mà bị chê cười thì đã có những người trước ấy họ chịu đỡ tiếng cười cho mình.

Mọi người cùng phá lên cười rất vui vẻ. Rồi đó mặt trời gác núi, các khách khứa đều giải tán cả.”

(Nguyễn Dữ, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Người kể chuyện trong văn bản sử dụng điểm nhìn trần thuật nào?

“Đời bộ đội của tôi đã bước những bước đi đầu tiên trong các cánh rừng cằn cỗi vùng Bãi Nai. Ba tháng trời dãi gió dầm mưa trên thao trường đã giúp chúng tôi gột sạch mọi tàn tích của nếp sống thị thành và trụ vững bản thân mình vào đội ngũ. Chúng tôi tập đeo gạch hành quân, tập lăn lê trườn toài, tập nín thở bóp cò, tập bám trụ chiến hào, tập vọt tiến tấn công, tập đâm lê, tập quăng lựu đạn, tập nhồi bộc phá, tập tuân lệnh chỉ huy và tập bền bỉ chịu khổ.”

(Bảo Ninh, Đêm trừ tịch)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ là:

“Nhớ cát là nỗi nhớ của tôi

Nhắm mắt lại thấy một màu trắng xóa

Trơ trụi đen những ngôi nhà lợp cỏ

Gió cát bào tróc vỏ những hàng dương

Không tìm đâu lấy một con đường

Chỉ có cát phơi mình dưới nắng

Chỉ có cát nghiêng về phía sóng

Như tấm lòng tôi ngóng những thuyền xa”

(Xuân Quỳnh, Nhớ cát)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Dòng nào dưới đây chứa các biện pháp tu từ xuất hiện trong văn bản?

“Nước ở đâu mà tuôn mãi không thôi. Nước rung rào rào trên lá. Nước tràn trên mặt đất. Nước chảy theo những thân cây. Rừng ướt sũng, đất ướt sũng, và trời mãi cũng chẳng thấy khô hơn. Mới xế chiều mà rừng đã muốn tối om. Rừng như xị ra. Mặt trời vẫn còn đâu đó giữa đường chân trời. Nó đang thổi hồng một đám mây màu xám chì, giống như đống trấu ủ giữa sương mù đặc sệt.”

(Chu Lai, Nắng đồng bằng)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đoạn đối thoại dưới đây cho thấy mục đích chính khiến ông Giuốc-đanh học âm nhạc là gì?

“Thấy nhạc: Thưa ngài, đáng lẽ ngài phải học âm nhạc, cũng như ngài đang học khiêu vũ. Đó là hai ngành nghệ thuật có liên quan chặt chẽ với nhau.

Thầy múa: Và nó mở mang trí não cho con người hiểu biết những cái đẹp.

Ông Giuốc-đanh: Thế những người sang trọng cũng có học âm nhạc chứ?

Thầy nhạc: Thưa ngài có chứ.

Ông Giuốc-đanh: Thế thì tôi sẽ học. Nhưng tôi không biết tôi có thể học vào thì giờ nào vì, ngoài thầy dạy kiếm thuật đến chỉ dẫn cho tôi, tôi lại còn mướn một thầy dạy triết lý, sáng hôm nay bắt đầu đây.”

(Mô-li-e, Trưởng giả học làm sang)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Dòng nào sau đây không nêu đúng phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh được biểu hiện trong bài thơ?

“Thừa chu thuận thủy vãng

Ung Ninh Hĩnh điếu thuyền lan tự giảo hình

Lưỡng ngạn hương thôn trù mật thậm

Giang tâm ngư phủ điếu thuyền khinh.”

(Hồ Chí Minh, Bán lộ tháp thuyền phó Ung)

Dịch thơ:

“Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh

Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình

Làng xóm ven sông đông đúc thể

Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.”

(Nam Trân dịch, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nội dung của văn bản dưới đây là gì?

“Tôi vừa bỏ học sau sáu học kỳ “dùi kinh nấu sử” ở trường Luật. Suốt thời gian đó, sở thích duy nhất của tôi là đọc sách. Tôi có thể đọc ngấu nghiến bất cứ cuốn sách nào vớ được và học thuộc lòng những bài thơ độc đáo của Thế kỷ vàng Tây Ban Nha. Tôi đã đọc hầu hết các bản dịch cũng như nguyễn bản các tác phẩm được coi là nổi tiếng lúc bấy giờ và những cuốn sách đó đã cho tôi hiểu được kỹ năng cũng như các tiểu xảo cần có khi viết tiểu thuyết.”

(Gabriel Garcia Marquez, Sống để kể lại)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dòng nào sau đây nêu tên những tác phẩm cùng phong cách sáng tác của trường phái văn học hiện thực?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp hoặc ngữ nghĩa, logic, phong cách. 

Kể từ khi được phát hiện, hang Sơn Đoòng đã khiến các chuyên gia, những người yêu hang động và đam mê du lịch nguy hiểm ngỡ ngàng, choáng váng vì vẻ đẹp lộng lẫy của nó. 

Xem lời giải >>