Đề bài

Gieo hai con xúc xắc cân đối. Xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc không lớn hơn 4 là:

A. \(\frac{1}{7}\)

B. \(\frac{1}{6}\)

C. \(\frac{1}{8}\)

D. \(\frac{2}{9}\)

Phương pháp giải

Sử dụng công thức xác suất cổ điển \(P\left( E \right) = \frac{{n\left( E \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\).

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega  \right) = 36\)

Gọi E là biến cố \(E = \left\{ {\left( {1,1} \right);\left( {1;2} \right);\left( {1,3} \right);\left( {2  ;1} \right);\left( {2;2} \right);\left( {3,1} \right)} \right\}\) suy ra \(n\left( E \right) = 6\)

Vậy \(P\left( E \right) = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\).

Chọn B

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 4 hoặc bằng 6.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hai bạn An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để:

a) Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 3;

b) Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc mà An gieo lớn hơn hoặc bằng 5;

c) Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 6;

d) Tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Rút ngẫu nhiên ra một thẻ từ một hộp có 30 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 30. Xác suất để số trên tấm thẻ được rút ra chia hết cho 5 là:

A. \(\frac{1}{{30}}\)

B. \(\frac{1}{5}\)

C. \(\frac{1}{3}\)

D. \(\frac{2}{5}\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Có hộp I và hộp II, mỗi hộp chứa 5 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 5. Từ mỗi hộp, rút ngẫu nhiên ra một tấm thẻ. Tính xác suất để thẻ rút ra từ hộp II mang số lớn hơn số trên thẻ  rút ra từ hộp I . 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Gieo một con xúc xắc 4 mặt cân đối và đồng chất ba lần. Tính xác suất của các biến cố:

a) “Tổng các số xuất hiện ở đỉnh phía trên của con xúc xắc trong 3 lần gieo lớn hơn 2”.

b) “Có đúng một lần số xuất hiện ở đỉnh phía trên của con xúc xắc là 2”.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Gieo một đồng xu và một con xúc xắc đồng thời. Tính xác suất của biến cố A: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tại một quán ăn, lúc đầu có 50 khách trong đó có 2x đàn ông và y phụ nữ. Sau một tiếng, y – 6 đàn ông ra về và 2x – 5 khách mới đến là nữ. Chọn ngẫu nhiên một khách. Biết rằng xác suất để chọn được một khách nữ là \(\frac{9}{{13}}\). Tìm x và y.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xếp ngẫu nhiên ba bạn An, Bình, Cường đứng trên một hàng dọc.

a) Xác suất để An không đứng cuối hàng là:

A. \(\frac{2}{3}\).               

B. \(\frac{1}{3}\).               

C. \(\frac{3}{5}\).                

D. \(\frac{2}{5}\).

b) Xác suất để Bình và Cường đứng cạnh nhau là

A. \(\frac{1}{4}\).               

B. \(\frac{2}{3}\).               

C. \(\frac{2}{5}\).               

D. \(\frac{1}{2}\).

c) Xác suất để An đứng giữa Bình và Cường là

A. \(\frac{2}{3}\).               

B. \(\frac{1}{3}\).               

C. \(\frac{3}{5}\).                

D. \(\frac{2}{5}\).

d) Xác suất để Bình đứng trước An là

A. \(\frac{1}{4}\).               

B. \(\frac{2}{3}\).               

C. \(\frac{2}{5}\).               

D. \(\frac{1}{2}\).

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Chọn ngẫu nhiên 5 số trong tập S = {1; 2; ...; 20}. Xác suất để cả 5 số được chọn không vượt quá 10 xấp xỉ là:

A. \(0,016\).             

B. \(0,013\).              

C. \(0,014\).              

D. \(0,015\).

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối. Xác suất để số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 2 là:

A. \(\frac{5}{{22}}\).                    

B. \(\frac{1}{5}\).               

C. \(\frac{2}{9}\).               

D. \(\frac{7}{{34}}\).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Một cửa hàng bán ba loại kem: xoài, sô cô la và sữa. Một học sinh chọn mua ba cốc kem một cách ngẫu nhiên. Tính xác suất để ba cốc kem chọn được thuộc hai loại.

Xem lời giải >>