Đề bài

Đọc một bài thơ về thiên nhiên:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.

b. Nói 1- 2 câu có hình ảnh so sánh về cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ.

Phương pháp giải

a. Em đọc một bài thơ về thiên nhiên trên báo, trong sách hoặc trên mạng internet.  

Sau đó viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em nhớ theo gợi ý:

Tên bài thơ

Tác giả

Tên cảnh đẹp (màu sắc, âm thanh)

Tranh ảnh minh họa

b. Em hãy chia sẻ 1-2 câu có hình ảnh so sánh về cảnh đẹp được nhắc đến trong bài văn theo gợi ý:

- Hình ảnh so sánh đó là gì?

- Hình ảnh so sánh đó có tác dụng gì?

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a. Em có thể tham khảo bài sau:

Mùa xuân, mùa hè

Mùa xuân hoa nở đẹp tươi

Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng

Bướm mẹ hút mật đầu bông

Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe.

 

Vui sao khi chớm vào hè

Xôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùa

Rộn ràng là một cơn mưa

Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu.

 

Trần Đăng Khoa

Tên bài thơ: Mùa xuân, mùa hè

Tác giả: Trần Đăng Khoa

Tên cảnh đẹp (màu sắc, âm thanh): mùa xuân hoa nở đẹp tươi

Tranh ảnh minh họa:

b. 

Trong bài thơ, mùa xuân hoa nở đẹp tươi giống như một bức tranh xuân với sắc màu rực rỡ. Những đóa hoa xuân lại thu hút những chú bướm bay lại hút mật hoa. Mùa hè ve kêu như dàn đồng ca khiến không khí trở nên xôn xao và nhộn nhịp.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Theo em, nhan đề bài thơ dưới đây muốn nói lên điều gì? 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bài thơ nhắc đến mái nhà riêng của những con vật nào? 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Ghép từ ngữ ở A với từ ngữ ở B để nói đúng đặc điểm ngôi nhà của từng con vật. 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Giới thiệu về mái nhà riêng của các bạn nhỏ trong bài thơ.  

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Mái nhà chung của muôn loài là gì?  

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Em muốn nói điều gì với những người bạn sống cùng dưới mái nhà chung?

* Học thuộc lòng 4 khổ thơ em thích.   

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nói về sự thay đổi màu sắc của bầu trời vào các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Mái nhà của mỗi con vật dưới đây có đặc điểm gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nhà của các bạn nhỏ được nhắc đến ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp?

Xem lời giải >>
Bài 10 :
Mái nhà chung được nhắc đến trong bài thơ là gì?
Xem lời giải >>
Bài 11 :
Em cảm thấy thế nào khi được sống dưới mái nhà chung?
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ô chữ dưới đây có 8 từ, gồm 7 từ đọc theo hàng ngang và 1 từ đọc theo hàng dọc. Em hãy tìm các từ đó. 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chọn một từ em vừa tìm được ở ô chữ. Cho biết từ đó được thể hiện ở hình ảnh nào xung quanh ô chữ. 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bài thơ nói đến “những mái nhà riêng” nào? 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Mái nhà chung của muôn loài là gì? 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Em hiểu ngôi nhà chung của muôn loài dưới mái nhà ấy là gì? 

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Em thích những hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: 

a) Các loài trên trái đất

b) Môi trường sống

c) Những việc cần làm vì môi trường 

 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đặt câu với một từ ngữ ở nhóm c trong bài tập trên. 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Xếp các từ ngữ dưới đây vào cột thích hợp.

Biển, tiết kiệm nước, phá rừng, sông, núi, bảo vệ động vật hoang dã, đồi, rừng, sử dụng túi ni lông, trồng rừng, lãng phí nước, đại dương, sa mạc, tiết kiệm điện. 

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Ghi lại câu hỏi, câu trả lời của em và bạn về nội dung tranh dưới đây. 

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Chuyển những câu dưới đây thành câu cảm hoặc câu khiến:

a. Nước hồ trong xanh.

b. Ánh nắng rực rỡ.

c. Chúng ta cùng bỏ rác đúng nơi quy định.

d. Cả lớp có ý thức tiết kiệm giấy viết. 

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Đặt một câu kể, một câu hỏi, một câu cảm, một câu khiến với những từ ở bài tập 1. 

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Đọc bài Ếch nhỏ và đầm lầy hoặc tìm đọc sách báo viết về hành tinh xanh của chúng ta và viết thông tin vào phiếu đọc sách. 

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc một bài thơ về thiên nhiên.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Điền chữ d hoặc chữ gi thích hợp vào chỗ trống:

Trời đã vào ……ữa thu. Buổi sáng thức ……ậy se se lạnh, Sương non đọng mờ mờ dưới chân đế khuất ……ó. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ, cho khoai vào cối ……ã cùng thính và mẻ chua để làm mồi câu.

Theo Nguyễn Quang Thiều

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Điền vào chỗ trống:

a. Chữ l hoặc chữ n

Sớm …ay mấy chú ve

Rủ nhau thay áo mới

Ngủ …..ướng cả …..ăm rồi

Giờ mùa thi đã tới!

Cánh mỏng xanh biêng biếc

Ve con …..ắc cái hông

Chiếc …..oa từ năm cũ

Cũng choàng dậy ….uyện âm.

b. Vần ươn hoặc vần ương và thêm dấu thanh (nếu cần)

Cây từng ngày v…… lên

Con đ……. Thêm bóng mát

Hoa tỏa h....... thơm ngát

Bướm l...... vòng quanh quanh

Khu v....... xanh biếc xanh

Em yêu th.......... biết mấy!

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Viết từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ ngữ được in đậm trong đoạn thơ sau vào chỗ trống:

Mặt trời vừa thức

Nắng đã xuống vườn

Công việc đầu tiên

Nhặt sương lá cải.

 

Rồi nắng nhẹ tới

Lau vũng nước sân

Soi tia ấm nồng

Vào trong nhà ngủ.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chọn cặp từ phù hợp trong khung điền vào chỗ trống:

lở - bồi

nắng – mưa

lên – xuống

a. ….. rừng, ….. biển

b. Bên….., bên…..

c. Mau sao thì……, vắng sao thì……

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Viết 1 – 2 câu kể có sử dụng cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

M: Mùa hè nóng, mùa đông lạnh.

Xem lời giải >>