Hình ảnh so sánh trong các câu thơ “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả" gợi cho em cảm nhận như thế nào về dòng sông quê hương và người mẹ trong tâm trí của nhân vật "tôi"?
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng nối từ câu thơ "Sông Đáy chảy vào đời tôi" sang câu thơ "Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất vả”
"Sông Đáy" được liên tưởng tương đồng với "mẹ tôi". Hình ảnh dòng sông "chảy" gợi liên tưởng tới hình ảnh người mẹ "gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi chiều đi làm về vất và". Như vậy, dòng sông không chỉ là một dòng chảy của thiên nhiên, với nhịp điệu của con nước mà trĩu nặng trong đó là nhịp bước chân mẹ trong cuộc đời tần tảo, lam lũ, vất vả, trĩu nặng lo toan nhưng cũng tràn đầy yêu thương. Dường như nhịp chảy của dòng sông và nhịp bước chân mẹ đã hoà vào nhau trong tâm trí của người con: nhịp của phù sa, của lao động, của yêu thương gấp gáp mà trĩu nặng nỗi niềm ...
Các bài tập cùng chuyên đề
Nội dung bao quát của bài thơ là gì?
Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp,...) và cho biết tác dụng của hình thức ấy trong việc biểu đạt nội dung.
Phân tích hình ảnh con sông Đáy được gợi tả trong bài thơ.
Phân tích tình cảm, cảm xúc của người viết khi viết về Sông Đáy. Bài thơ cho thấy mối liên hệ nào giữa Sông Đáy với mẹ và kí ức của người viết?
Xác định chủ đề của văn bản và nêu một số căn cứ để xác định chủ đề.
Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Từ sự gợi nhắc của hình ảnh Sông Đáy qua văn bản, hãy chia sẻ về hình ảnh một con sông (trong thực tế hoặc trong văn học) đã để lại cho em những ấn tượng khó quên.
Bài thơ Sông Đáy thuộc thể thơ nào?
A. Thơ sáu chữ
B. Thơ bảy chữ
C. Thơ tám chữ
D. Thơ tự do
Những yếu tố nào giúp em nhận biết thể thơ của bài thơ Sông Đáy?
A. Vần, nhịp, số tiếng trong mỗi dòng thơ
B. Dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp của bài thơ
C. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ thơ
D. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ thơ, vần và nhịp thơ
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: “Một cây ngô cuối vụ khô gầy/ Suốt đời buồn trong tiếng lá reo".
A. Nói quá
B. So sánh
C. Nói giảm nói tránh
D. Ẩn dụ
Phương án nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy được dùng trong đoạn thơ Sông Đáy được trích dẫn?
A. vất vả, giàn giụa, âm thắm
B. vất vả, giàn giụa, dòng dòng
C. âm thắm, vất vả, buồn bã
D. giàn giụa, dòng dòng, buồn bã
Theo em, "tôi" trong bài thơ Sông Đáy là ai?
"Sông Đáy" và “mẹ tôi" là những hình tượng xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện như thế nào qua các khổ thơ?
"Sông Đáy" trong bài thơ vừa là một dòng sông thực, vừa gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa gì?
Chỉ ra những hình ảnh gợi mối liên hệ sâu sắc giữa dòng sông và người mẹ trong tâm hồn trong bài thơ Sông Đáy, kí ức của nhân vật "tôi". Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về những hình ảnh đó.