Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì? |
Em đọc khổ thơ cuối để biết khổ thơ nói lên điều gì.
Khổ thơ cuối bài nói lên rằng: Em bé rất thương bố, còn bố thì lại yêu chiều cậu con trai, dù mệt ướt đẫm mồ hôi nhưng bố vẫn chơi cùng con, em bé nhận ra liền dừng sút để bố nghỉ cho đỡ mệt.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nói về trò chơi vận động trong tranh: |
Bố và bạn nhỏ biến sân nhà thành sân bóng bằng cách nào? |
Bạn nhỏ so sánh bố và mình với gì? |
Muốn bắt được quả bóng nhựa, bố phải làm gì? Vì sao? |
Theo em, vì sao trận đấu chỉ có hai người mà vẫn rộn ràng? |
Đọc một bản tin thể thao: a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính. ![]() b. Chia sẻ với bạn một vài hiểu biết của em về môn thể thao được nhắc đến trong bản tin.
|
Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính sau khi đọc một bản tin thể thao.
Điền chữ d hoặc gi vào chỗ trống:
a. Những cánh hoa ……….. ấy mỏng manh, dịu ………..àng rung rinh trong ………..ó.
b. Tiếng trống vang lên ……..òn giã như thúc ……..ục chúng em nhanh chân đứng thành hang tập thể ……ục.
Khoanh tròn từ ngữ chưa đúng chính tả và viết lại cho đúng.
a. khẳng khiu
miu trí
phụng phịu
lưu giữ
chắt chiu
hoa lịu
b. phấn khởi
chuyên cần
bân khuâng
vâng lời
múa lâng
trong ngần
Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?
Trận bóng trôi dần về những phút cuối. Cầu thủ lớp 3A dồn hết lên phần sân đối phương. Bất ngờ, cú sút từ một cầu thủ lớp 3B làm tất cả ngỡ ngàng.
- A, vào rồi!
- Tuyệt quá!
- 3B vô địch!
- Hoan hô 3B!
Tiếng reo vỡ òa sân bóng.
Chuyển mỗi câu kể sau thành câu cảm thán theo hai cách.
M: Sân bóng rộng.
=> Sân bóng rộng quá!
=> Chà, sân bóng rộng thật!
a. Trận đấu hay.
b. Thủ môn bắt bóng giỏi.
Viết 1 - 2 câu nêu cảm xúc của em:
a. Khi tham gia luyện tập thể thao
b. Khi chứng kiến hoặc tham gia một trận thi đấu thể thao