Đề bài

Sưu tầm một bài thơ khác viết về người bà; chỉ ra một số điểm giống và khác nhau về nội dung cũng như nghệ thuật giữa bài thơ đó với bài Bếp lửa (Bằng Việt)

Phương pháp giải

Sưu tầm bài thơ viết về bà, đọc kĩ bài thơ đó và bài Bếp lửa, chỉ ra điểm giống và khác nhau về nội dung, nghệ thuật

Lời giải của GV Loigiaihay.com

 Đò lèn

Nguyễn Duy

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm

điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế

bà mò cua xúc tép ở đồng Quan

bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực

giữa bà tôi và tiên Phật thánh thần

cái năm đói củ dong riềng luộc sượng

cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

Bom Mỹ giội, nhà bà tôi bay mất

đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi

khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.

* Giống nhau

- Cả hai bài thơ đều là những hồi ức của tác giả về những kỷ niệm ngày thơ bé với bà.

- Hình ảnh người bà luôn hiện lên với sự chu đáo, tỉ mỉ, hi sinh, chăm sóc con cháu từ điều nhỏ nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Thể thơ tự do

* Khác nhau

- Đò lèn

+ Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh: mò cua bắt tép, gánh hàng rong quen thuộc trong công việc thường nhật ->  bộc lộ tình cảm trực tiếp, thẳng thắn, không che đậy dưới bất kì hình ảnh biểu tượng nào.

+ Tâm trạng nuối tiếc, ăn năn, hối lỗi muộn màng.

+ Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi

- Bếp lửa

- Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa → làm sống lại những hồi ức, kỉ niệm thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu.

- Thấu hiểu những công lao khó nhọc, vất vả và tình thương muôn vàn của bà.

- Giọng thơ trang trọng, mực thước.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bằng Việt có tên khai sinh là gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bằng Việt từng đi du học ở đâu?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Vào những năm 1970, Bằng Việt đã tham gia công tác ở chiến trường nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bằng Việt từng được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tác giả bắt đầu làm thơ từ khi công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ngoài sáng tác, bằng Việt còn dịch thơ, biên soạn từ điển và làm chính trị, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bếp lửa phản ánh hình ảnh của tác giả và người bà của mình, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Bài thơ Bếp lửa do ai sáng tác?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bài thơ Bếp lửa là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bài thơ Bếp lửa viết về đề tài gì?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bài thơ Bếp lửa được tái hiện theo trình tự nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chọn đáp án đúng nhất

Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Bằng Việt khai thác đề tài tình cảm gia đình ở khía cạnh nào là chủ yếu?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ Bếp lửa?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cảm xúc bao trùm lên bài thơ Bếp lửa là gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hình ảnh bếp lửa trong những câu thơ đầu tiên có ý nghĩa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và cảm xúc về bà của nhân vật trữ tình. Đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ.

Xem lời giải >>