Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?
Xác định hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà. Tìm điểm khác nhau hình ảnh bếp lửa qua từng khổ.
Cách 1
Khổ thơ |
Hình ảnh bếp lửa |
Hình ảnh bà |
Khổ 1 |
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm |
Xuất hiện gián tiếp qua lời bộc lộ của cháu
|
=> Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu |
||
Khổ 2 |
Mùi khói, khói hun Xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói |
|
=> Bếp lửa gắn với một thời kỳ khó khăn của dân tộc |
||
Khổ 3 |
Nhóm lửa Nhóm bếp lửa |
“Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế” - “Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe” - “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”… Người bà: Tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu thương và hết mực chăm sóc cháu |
=> Bếp lửa gắn với những năm tháng sống cùng bà |
||
Khổ 4 |
|
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên |
=> Người bà: Mạnh mẽ, vững tin, đức hi sinh, sự nhẫn nại là chỗ dựa vững vàng cho cháu |
||
Khổ 5 |
Bếp lửa Một ngọn lửa Một ngọn lửa |
Bà nhen Bà luôn ủ sẵn |
=> Ngọn lửa bà nhen: chứa đựng những hy vọng, niềm tin của bà truyền cho cháu.
|
||
Khổ 6
|
Nhóm bếp lửa Nhóm Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa
|
lận đận nắng mưa Thói quen dậy sớm → Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh. → Bà không chỉ nhóm bếp lửa – công việc khởi đầu của một ngày mà còn làm công việc khởi đầu cho một đời, một tâm hồn – nhóm lên những yêu thương, suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời, về con người trong tâm hồn đứa cháu. Người bà cũng là người nhóm lửa, giữ lửa, và truyền lửa cho các thế hệ - ngọn lửa của sự sống, niềm yêu thương, tin tưởng.
|
Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà – với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương → nhớ về bếp lửa, nhớ về bà, nhớ về cội nguồn |
||
Khổ 7 |
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? |
|
🡪 Hình ảnh bà đã hoàn quyện cùng hình ảnh bếp lửa. Nhớ về bếp lửa cũng là nhớ về bà, nhớ về quê hương, cội nguồn, nơi lưu giữ những kí ức của tuổi thơ.
|
Cách 2
- Mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ là mối quan hệ gắn bó và bổ sung cho nhau. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu.
- Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi qua các khổ thơ là:
+ Khổ 1: thể hiện sự tần tảo sớm hôm, chịu thương, chịu khó của người bà.
+ Khổ 2: Bếp lửa gắn với một thời kỳ khó khăn của dân tộc
+ Khổ 3: ngọn lửa của niềm tin và sự sống, của tình yêu thương gia đình và đất nước vô bờ bến.
+ Khổ 4: thể hiện biết bao ước mơ, hi vọng về tương lai. Ngọn lửa thắp lên tương lai cho người cháu.
Các bài tập cùng chuyên đề
Bằng Việt có tên khai sinh là gì?
Bằng Việt từng đi du học ở đâu?
Vào những năm 1970, Bằng Việt đã tham gia công tác ở chiến trường nào?
Bằng Việt từng được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, đúng hay sai?
Tác giả bắt đầu làm thơ từ khi công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, đúng hay sai?
Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?
Ngoài sáng tác, bằng Việt còn dịch thơ, biên soạn từ điển và làm chính trị, đúng hay sai?
Bếp lửa phản ánh hình ảnh của tác giả và người bà của mình, đúng hay sai?
Bài thơ Bếp lửa do ai sáng tác?
Bài thơ Bếp lửa là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?
Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì?
Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ Bếp lửa viết về đề tài gì?
Bài thơ Bếp lửa được tái hiện theo trình tự nào?
Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?
Chọn đáp án đúng nhất
Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Bằng Việt khai thác đề tài tình cảm gia đình ở khía cạnh nào là chủ yếu?
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ Bếp lửa?
Cảm xúc bao trùm lên bài thơ Bếp lửa là gì?
Hình ảnh bếp lửa trong những câu thơ đầu tiên có ý nghĩa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và cảm xúc về bà của nhân vật trữ tình. Đúng hay sai?
Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.
Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?
Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên?
Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.
Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?
Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản
Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ.
Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản Bếp lửa?