Đề bài

Đọc khổ thơ sau (trích Bếp lửa – Bằng Việt) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

a) Các hình ảnh: “Có ngọn khói trăm tàu”, “Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” cho thấy điều gì về cuộc sống của người cháu trong hiện tại?

b) Từ “nhưng” ở đầu dòng thơ thứ ba có ý nghĩa như thế nào?

c) Câu hỏi “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người cháu?

Phương pháp giải

Đọc kĩ bài thơ Bếp lửa, thực hiện các yêu cầu

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Các hình ảnh: “Có ngọn khói trăm tàu”, “Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” cho thấy cuộc sống của người cháu trong hiện tại rất đủ đầy, tràn ngập những điều mới mẻ, niềm vui sướng, hạnh phúc. Đó là cuộc sống gần như đối lập với cuộc sống nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn, đau thương trong quá khứ của người cháu.

b) Từ “nhưng” ở đầu dòng thơ thứ ba mang tính chất chuyển ý, đồng thời tạo nên mối quan hệ đối lập về nghĩa giữa các từ ngữ ở trước và sau từ này. Mặc dù người cháu đã có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ nhưng không bao giờ quên quá khứ gian khó bên bà, vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa tuổi thơ.

c) Câu hỏi “ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” thể hiện nỗi nhớ, sự khắc khoải của cháu khi nghĩ về bà và niềm biết ơn vô hạn đối với bà.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bằng Việt có tên khai sinh là gì?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Bằng Việt từng đi du học ở đâu?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Vào những năm 1970, Bằng Việt đã tham gia công tác ở chiến trường nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bằng Việt từng được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tác giả bắt đầu làm thơ từ khi công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ngoài sáng tác, bằng Việt còn dịch thơ, biên soạn từ điển và làm chính trị, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bếp lửa phản ánh hình ảnh của tác giả và người bà của mình, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Bài thơ Bếp lửa do ai sáng tác?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bài thơ Bếp lửa là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bài thơ Bếp lửa viết về đề tài gì?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bài thơ Bếp lửa được tái hiện theo trình tự nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chọn đáp án đúng nhất

Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Bằng Việt khai thác đề tài tình cảm gia đình ở khía cạnh nào là chủ yếu?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ Bếp lửa?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cảm xúc bao trùm lên bài thơ Bếp lửa là gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hình ảnh bếp lửa trong những câu thơ đầu tiên có ý nghĩa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và cảm xúc về bà của nhân vật trữ tình. Đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ.

Xem lời giải >>