Tìm đọc một số truyện trinh thám. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề, những đặc trưng của truyện trinh thám thể hiện qua không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, cách đánh giá con người, sự việc của em sau khi đọc truyện.
Em có thể chọn đọc truyện trinh thám của nước ngoài hoặc của Việt Nam.
Với truyện trinh thám Việt Nam, ngoài Thế Lữ, Phạm Cao Cúng là các nhà văn viế truyện trinh thám đầu thế kỉ XX, em có thể tìm đọc truyện trính thám của một số nhà văn đương đại như Giản Tư Hải, Di Li, Đức Anh, ... Với truyện trinh thám nước ngoài, em có thể tìm đọc tác phẩm của một số tác gia noi tiếng thế giới như Ét-ga A-len Pau, A-tho Co-nan Doi-lo, A-ga-tho Crit-xti, Crit-ti-na Au-sun, ... Khi đọc một tác phẩm truyện trinh thám, em cần nắm bắt chủ để, không gian, thời gian, chi tiết tiêu biểu, các sự kiện chính, hệ thống nhân vật và lời người kể chuyện. Em có thể đặt ra và trả lời những câu hỏi sau để tìm hiểu các yếu tố của truyện: Chủ đề của truyện là gì? Câu chuyện được kể diễn ra ở đâu, bao giờ? Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện có gì đáng chú ý? Truyện có những chi tiết nào nổi bật? Truyện có những sự kiện chính nào? Nhân vật trong truyện gồm những ai? Nhân vật chính có những đặc điểm nổi bật nào? Tính cách của nhân vật đó thể hiện như thế nào qua suy nghĩ, hành động, lời thoại? Em có thay đổi gì trong suy nghĩ, tình cảm, cách đánh giá con người, sự việc sau khi đọc tác phẩm?
Truyện trinh thám luôn khơi gợi ở người đọc sự hiếu kì, yêu thích khám phá những điều bí ẩn của cuộc sống. Thể loại truyện này cũng đòi hỏi người đọc có óc phán đoán, suy luận khi theo dõi hành trình khám phá vụ án của người điều tra. Em sẽ cảm thấy việc đọc truyện trinh thám thú vị hơn nếu theo dõi diễn biến của câu chuyện với những phán đoán, suy luận của chính em.
Các bài tập cùng chuyên đề
Kẻ vào vở bảng hệ thống hóa kiến thức về hai văn bản đọc gồm các mục cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, yếu tố kì ảo, chủ đề và điền thông tin phù hợp với những mục đó.
Nêu vai trò của yếu tố kì ảo, chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực trong các văn bản đã đọc ở bài 1. Thế giới kì ảo
Qua hai văn bản đọc hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện truyền kì.
Tìm đọc thêm 3 – 4 truyện truyền kì hoặc truyện hiện đại có yếu tố kì ảo, ghi chép các thông tin cơ bản về cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, đặc điểm yếu tố kì ảo, chủ đề và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của từng truyện.
Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao?
Điều gì khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?
Tìm đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát có nội dung đề cập tới thân phận người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm đó có điểm gì giống với thân phận người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?
Chọn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em yêu thích
So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:
Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dàu, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả…
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện)
Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài.
Tự chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định vị trí và bố cục của đoạn trích.
b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.
c. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ bằng chứng tiêu biểu của mỗi luận điểm trong hai văn bản: Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó em rút ra bài học gì khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học.
Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo trong một truyện truyền kì, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp
Tìm đọc một số vở bi kịch của Việt Nam và thế giới. Chọn trong số đó một tác phẩm em yêu thích và trả lời câu hỏi.
Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội.
Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu).
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về hai văn bản Ba chàng sinh viên và Bài hát đồng sáu xu vào ô phù hợp:
Hãy diễn tả một sự việc hay chi tiết tiêu biểu trong văn bản Ba chàng sinh viên hoặc Bài hát đồng sáu xu bằng một hình thức nghệ thuật mà em thích (tranh, truyện tranh, hoạt cảnh,...)
Các văn bản trong bài học này đã giải mã những bí mật gì? Theo em, việc giải mã nững bí mật trong thế giới tự nhiên và đời sống xã hội có ý nghĩa như thế nào?
Lập bảng ghi lại những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ), Mưa xuân (Nguyễn Bính).
Tìm đọc một số bài thơ của Lưu Quang Vũ và Nguyễn Bính. Trao đổi với các bạn về những nét đặc sắc trong sáng tác của mỗi nhà thơ.
Tìm đọc một số bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ. Ghi vào nhật kí đọc sách cảm nhận của em về những bài thơ đó.
Chia sẻ quan niệm về thơ ca. Thế Lữ viết:
Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.
(Cây đàn muôn điệu)
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.
Kẻ bảng vào vở để hệ thống hóa kiến thức về hai văn bản nghị luận Đấu tranh cho một thế giới hòa bình và Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta, trong bảng có các cột để ghi các thông tin: vấn đề được bàn luận, các luận điểm chính, lí lẽ, bằng chứng.
Trình bày ý kiến của em về đề tài: “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”. Hãy lập dàn ý, viết phần Mở bài và đoạn đầu của Thân bài.
Dựa vào dàn ý của bài viết ở câu 2 để lập dàn ý cho bài thuyết trình; dựa vào dàn ý đó để tập trình bày bài nói.
Tìm đọc hai văn bản nghị luận xã hội, ghi vắn tắt vào vở các thông tin: luận đề, các luận điểm chính, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, mối liên hệ giữa vấn đề nghị luận với đời sống.
Nêu những điểm tương đồng và khác biệt giữa các văn bản được đưa vào bài học (kể cả bài viết tham khảo) để nhận thấy tính chất đa dạng của loại văn bản có đề cập các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước.
Phối hợp với các bạn trong lớp xây dựng một tủ sách gồm những tài liệu viết về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên đất nước Việt Nam. Chú ý lập thư mục cho các tài liệu sưu tầm được.