Kẻ vào vở bảng hệ thống hóa kiến thức về hai văn bản đọc gồm các mục cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, yếu tố kì ảo, chủ đề và điền thông tin phù hợp với những mục đó.
Gợi nhớ kiến thức để hoàn thành bảng
|
Chuyện người con gái Nam Xương |
Dế Chọi |
Cốt truyện |
Vũ Nương gả cho Trương Sinh chưa được bao lâu thì phải tiễn chồng đi lính. Ở nhà, nàng một mình sinh con, lo ma chay cho mẹ chồng. Sau ba năm, Trương Sinh về, chàng hiểu lầm vợ ngoại tình liền đánh đuổi nàng đi, vì oan ức, nàng trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Sau khi nàng chết, Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. Vũ Nương trẫm mình được Linh Phi cưu mang, làm tiên nữ dưới thủy cung, một ngày gặp được Phan Lang- người cùng quê liền đưa tín vật và nhờ gửi lời nhắn đến chồng. Trương Sinh nhận được lời nhắn, lập đàn trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về một thoáng rồi biến mất mãi mãi. |
Câu chuyện xoay quanh sự việc Thành Danh – một chức dịch hiền lành không dám bổ bán dân chúng tìm dế chọi dâng vua nên phải tự đi tìm dế chọi. Bi kịch của gia đình anh bắt nguồn từ đó. Bọn quan lại muốn lấy lòng vua nên đem dâng vua con dế chọi. “Vua thấy chọi hay quá đòi phải cung tiến thường xuyên”. Vì phải tìm mua dế dâng vua mà bao gia đình lâm vào thảm cảnh. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế. Một trong những thảm cảnh do lệ nộp dế chọi gây ra chính là thảm kịch của gia đình Thành Danh. Thành Danh hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, lo lắng quá nên phải tự đi tìm dế. Tìm mãi không được, hạn nộp dế đã hết, Thành Danh bị quan phạt, bị đánh đập, lo lắng muốn tự vẫn. Vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành làm dế bị chết. Bị mẹ mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Thành mất con, mất dế. Con Thành sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành Danh được giàu sang phú quý, “Ruộng đồng trăm khoảnh… ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế. |
Nhân vật |
Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản, Phan Lang, Linh Phi. |
Thành, vợ Thành, con Thành, bà thầy bói, con dế. |
Không gian |
Làng Nam Xương, dưới thủy cung. |
Trong cung, dân gian. |
Thời gian |
Thời nhà Trần đến thời nhà Hồ. |
Đời Tuyên Đức nhà Minh. |
Yếu tố kì ảo |
- Vũ Nương nhảy xuống sông và được Linh Phi dưới thủy cung cứu sống. - Phan Lang gặp lại Vũ Nương ở động rùa. - Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa mờ mờ ảo ảo gặp lại Trương Sinh. |
- Bà thầy bói chỉ cho chỗ có con dế. - Con trai Thành chết sống dậy nhập vào con dế. |
Chủ đề |
Thân phận của người phụ nữ thời phong kiến. |
Số phận người dân thời phong kiến. |
Các bài tập cùng chuyên đề
Nêu vai trò của yếu tố kì ảo, chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới kì ảo và thế giới hiện thực trong các văn bản đã đọc ở bài 1. Thế giới kì ảo
Qua hai văn bản đọc hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của thể loại truyện truyền kì.
Tìm đọc thêm 3 – 4 truyện truyền kì hoặc truyện hiện đại có yếu tố kì ảo, ghi chép các thông tin cơ bản về cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, đặc điểm yếu tố kì ảo, chủ đề và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của từng truyện.
Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao?
Điều gì khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?
Tìm đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát có nội dung đề cập tới thân phận người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm đó có điểm gì giống với thân phận người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?
Chọn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em yêu thích
So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:
Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dàu, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả…
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện)
Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài.
Tự chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định vị trí và bố cục của đoạn trích.
b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.
c. Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ bằng chứng tiêu biểu của mỗi luận điểm trong hai văn bản: Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó em rút ra bài học gì khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học.
Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo trong một truyện truyền kì, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp
Tìm đọc một số vở bi kịch của Việt Nam và thế giới. Chọn trong số đó một tác phẩm em yêu thích và trả lời câu hỏi.
Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội.
Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu).
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về hai văn bản Ba chàng sinh viên và Bài hát đồng sáu xu vào ô phù hợp:
Hãy diễn tả một sự việc hay chi tiết tiêu biểu trong văn bản Ba chàng sinh viên hoặc Bài hát đồng sáu xu bằng một hình thức nghệ thuật mà em thích (tranh, truyện tranh, hoạt cảnh,...)
Các văn bản trong bài học này đã giải mã những bí mật gì? Theo em, việc giải mã nững bí mật trong thế giới tự nhiên và đời sống xã hội có ý nghĩa như thế nào?
Lập bảng ghi lại những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ), Mưa xuân (Nguyễn Bính).
Tìm đọc một số bài thơ của Lưu Quang Vũ và Nguyễn Bính. Trao đổi với các bạn về những nét đặc sắc trong sáng tác của mỗi nhà thơ.
Tìm đọc một số bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ. Ghi vào nhật kí đọc sách cảm nhận của em về những bài thơ đó.
Chia sẻ quan niệm về thơ ca. Thế Lữ viết:
Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.
(Cây đàn muôn điệu)
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.
Kẻ bảng vào vở để hệ thống hóa kiến thức về hai văn bản nghị luận Đấu tranh cho một thế giới hòa bình và Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta, trong bảng có các cột để ghi các thông tin: vấn đề được bàn luận, các luận điểm chính, lí lẽ, bằng chứng.
Trình bày ý kiến của em về đề tài: “Chỉ có con người mới cứu được Trái Đất”. Hãy lập dàn ý, viết phần Mở bài và đoạn đầu của Thân bài.
Dựa vào dàn ý của bài viết ở câu 2 để lập dàn ý cho bài thuyết trình; dựa vào dàn ý đó để tập trình bày bài nói.
Tìm đọc hai văn bản nghị luận xã hội, ghi vắn tắt vào vở các thông tin: luận đề, các luận điểm chính, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, mối liên hệ giữa vấn đề nghị luận với đời sống.
Nêu những điểm tương đồng và khác biệt giữa các văn bản được đưa vào bài học (kể cả bài viết tham khảo) để nhận thấy tính chất đa dạng của loại văn bản có đề cập các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước.
Phối hợp với các bạn trong lớp xây dựng một tủ sách gồm những tài liệu viết về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên đất nước Việt Nam. Chú ý lập thư mục cho các tài liệu sưu tầm được.
Tạo lập văn bản thuyết minh bằng hình ảnh (có kèm theo các lời dẫn giải cần thiết) về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở địa phương em.