Đề bài

Đâu không phải là lý do khiến Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình?

  • A.

    Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết.

     

  • B.

    Ảnh hưởng giáo lý hướng thiện của các tôn giáo ở Ấn Độ

     

  • C.

    Sự kiểm soát rất chặt chẽ của người Anh không để cho người Ấn có cơ hội sử dụng vũ lực

     

  • D.

    Do nắm được mục tiêu cốt lõi của người Anh khi đến Ấn Độ là vì lợi nhuận

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm lịch sử Ấn Độ để phân tích, đánh giá

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Nguyên nhân M. Gandi và Đảng Quốc đại quyết định lựa chọn phương pháp bất bạo động, bất hợp tác để đấu tranh chống thực dân Anh là:

- Ấn Độ là thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh nên Anh phải tìm cách giữ được Ấn Độ bằng mọi giá. Từ sau cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859), thực dân Anh đã tăng cường sự kiểm soát của mình với Ấn Độ từ trung ương đến địa phương, nắm độc quyền sắt => người Ấn Độ có muốn sử dụng bạo lực cũng không có cơ hội

- Đặc điểm cơ bản của thực dân Anh là thực dân khai khẩn. Người Anh đầu tư rất nhiều tiền của vào Ấn Độ để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, đường sắt…nên nếu đấu tranh vũ trang nổ ra thì người chịu thiệt hại nặng nhất vẫn là Anh. Vì vậy, chính quyền thực dân luôn cố gắng tìm cách thỏa hiệp để xoa dịu những mâu thuẫn => đây là cơ hội để Đảng Quốc đại có thể sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình

- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Hindu giáo, Phật giáo… Đặc điểm chung của các tôn giáo là đều khuyên con người ta hướng thiện, tránh sát sinh => ảnh hưởng đến tâm lý đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực của người Ấn.

=> Đáp án A: Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết không phải nguyên nhân khiến Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình.

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có tác động như thế nào đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã có tác động như thế nào đến chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

 Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?

 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Điểm giống nhau cơ bản giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm 1918-1939 là

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh được Đảng Quốc đại phát động sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tên gọi là gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tháng 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi

Xem lời giải >>