Đề bài

Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?

  • A.

    Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân

     

  • B.

    Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ

     

  • C.

    Phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ theo con đường cách mạng vô sản có bước phát triển

     

  • D.

    Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản dần suy yếu

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX, ở Ấn Độ đã xuất hiện những nhóm cộng sản đầu tiên. Cùng với sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân, tháng 12-1925 Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.

=> Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ.

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 – 1939?

  • A.

    Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ấn Độ.

     

  • B.

    Tầng lớp tri thức Ấn Độ.

     

  • C.

    Tầng lớp thị dân giàu có ở Ấn Độ.

     

  • D.

    Giai cấp tư sản Ấn Độ, thông qua vai trò của Đảng Quốc Đại

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có tác động như thế nào đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ

  • A.

    Khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng

     

  • B.

    Thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh

     

  • C.

    Khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào

     

  • D.

    Tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là

  • A.

    bạo lực cách mạng

     

  • B.

    đấu tranh chính trị

     

  • C.

    đấu tranh vũ trang

     

  • D.

     hòa bình, không bạo lực

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã có tác động như thế nào đến chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

 

  • A.

    Thực dân Anh đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Ấn Độ

     

  • B.

    Thực dân Anh tăng cường bóc lột và ban hành những đạo luật phản động ở Ấn Độ

     

  • C.

    Thực dân Anh nới lỏng chính sách độc quyền về muối và sắt

     

  • D.

    Thực dân Anh nới lỏng chính sách cai trị

Xem lời giải >>
Bài 5 :

 Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?

 

  • A.

    Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt

     

  • B.

    Thực dân Anh trút gánh nặng chiến tranh lên vai nhân dân Ấn Độ

     

  • C.

    Việc hành các đạo luật phản động của thực dân Anh để củng cố địa vị thống trị của mình

     

  • D.

    Thực dân Anh đàn áp phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ nhân dân khiến cho cách mạng thiệt hại nặng

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đâu không phải là biểu hiện của hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ trong những năm 1918-1939?

  • A.

    Biểu tình hòa bình

     

  • B.

    Tẩy chay hàng hóa Anh

     

  • C.

    Bãi khóa ở trường học

     

  • D.

    Biểu tình có vũ trang tự vệ

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đâu không phải là lý do khiến Đảng Quốc Đại chủ trương đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình?

  • A.

    Lực lượng Anh lớn mạnh, tiềm lực kinh tế lớn trong khi đó các tầng lớp giai cấp Ấn Độ lại không đoàn kết.

     

  • B.

    Ảnh hưởng giáo lý hướng thiện của các tôn giáo ở Ấn Độ

     

  • C.

    Sự kiểm soát rất chặt chẽ của người Anh không để cho người Ấn có cơ hội sử dụng vũ lực

     

  • D.

    Do nắm được mục tiêu cốt lõi của người Anh khi đến Ấn Độ là vì lợi nhuận

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Điểm giống nhau cơ bản giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm 1918-1939 là

  • A.

    Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nắm quyền lãnh đạo cách mạng

     

  • B.

    Phong trào đã buộc các nước đế quốc phải trao trả quyền tự trị

     

  • C.

    Sự xuất hiện của một khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản

     

  • D.

    Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh được Đảng Quốc đại phát động sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tên gọi là gì?

  • A.

    Ahimsa

     

  • B.

    Satyagraha

     

  • C.

    Satya

     

  • D.

    Satyagraha March

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tháng 7 – 1905, chính quyền thực dân Anh đã ban hành đạo luật nào đối với Ấn Độ?

  • A.
     Chia đôi xứ Benga.
  • B.
     Về chế độ thuế khoá.
  • C.
     Thống nhất xứ Benga.
  • D.
     Giáo dục.
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi

  • A.
     Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại).
  • B.
     Đảng Dân chủ.
  • C.
     Quốc dân đảng.
  • D.
     Đảng Cộng hoà.
Xem lời giải >>