Đề bài

Yêu cầu: Em hãy giới thiệu về một miền quê mà em yêu mến.

Chuẩn bị nội dung giới thiệu.

Em muốn giới thiệu về miền quê nào?

Cảnh vật và con người nơi đó có gì thú vị?

Em mong ước điều gì cho miền quê đó?

Phương pháp giải

Em giới thiệu miền quê em yêu mến và miêu tả cảnh vật, con người nơi đó. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Em muốn giới thiệu về miền quê nào?

ngoại thành Hà Nội.

Cảnh vật và con người nơi đó có gì thú vị?

- Cảnh vật:

+ Ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật.

+ Phía xa, cánh đồng lúa rộng mênh mông. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm.

+ Đầu làng, lũy tre in với mái đình cổ kính và nghiêm trang.

+ Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

+ Thỉnh thoảng, trong làng lại vang lên tiếng gà gáy.

+ Dòng sông hiền hòa chảy qua làng, bồi đắp phù sa màu mỡ cho ruộng đồng.

- Con người:

+ Các bác nông dân đang làm việc hăng say.

+ Những buổi chiều mát mẻ, em thường cùng các anh chị ra đây để thả diều. Những con diều bay cao trong gió như ước mơ của tuổi thơ đang bay cao bay xa.

Em mong ước điều gì cho miền quê đó?

Em mong sao làng quê em vẫn mãi bình yên, êm ả như vậy!

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trao đổi cùng bạn: Dấu hiệu nào của thời tiết giúp em nhận ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương. Đặt câu với từ ngữ tìm được.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tìm những từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc ở làng quê trong các đoạn thơ dưới đây:

a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc 

Nước gương trong soi tóc những hàng tre 

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.

(Tế Hanh)

b. 

Mẹ hay kể chuyện sân đình

Khi ai nhắc chuyện làng mình ngày xưa

Mái đình cong nỗi nắng mưa

Giếng làng trong vắt qua mùa bão dông.

(Nguyễn Văn Song)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua nhan đề bài thơ? 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ nào nhất? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm thêm chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất sinh động.

Gợi ý:

- Màu sắc: hoa xoan tím, giọt nắng trong veo,...

- Hương vị: gió thơm hương lá,...

- Âm thanh: dế mèn hắng giọng,...

- Sự chuyển động: chim chuyền trong vòm lá,...

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đọc bài văn Cây cà chua ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 87) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nêu ý chính của từng phần trong bài.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

b. Trong phần thân bài, đặc điểm của cây cà chua được miêu tả theo trình tự nào?

c. Đánh số thứ tự vào ô trống thể hiện cách sắp xếp chi tiết theo trình tự phát triển của cây cà chua.

vươn ngọn

nở hoa

tỏa tán

ra quả

quả chín

d. Trong bài văn, chi tiết nào cho thấy tác giả tả cây kết hợp với tả những sự vật có liên quan đến cây?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Em học được những gì về cách tả cây cối từ bài văn Cây cà chua?

G: Nêu những điều em học được về trình tự miêu tả, cách dùng từ, viết câu, cách sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả cây,... 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm đọc sách báo về quê hương, đất nước.

- Tên bài:

- Tên tác giả:

- Ghi lại các thông tin em yêu thích trong bài đọc: 

Xem lời giải >>