Đề bài

Các góc của tứ giác có thể là

  • A.

    4 góc nhọn.

  • B.

    4 góc tù.

  • C.

    2 góc vuông, 1 góc nhọn và 1 góc tù.

  • D.

    1 góc vuông và 3 góc nhọn.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về tổng các góc của tứ giác.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Giả sử có một tứ giác có 4 góc nhọn có số đo nhỏ hơn \(90^\circ \), khi đó tổng số đo các góc của tứ giác nhỏ hơn \(4 \cdot 90^\circ  = 360^\circ \), điều này mâu thuẫn với định lí tổng số đo các góc của tứ giác bằng \(360^\circ \). Như vậy, không tồn tại tứ giá có 4 góc nhọn.

Tương tự như vậy, cũng không tồn tại tứ giác có 4 góc tù.

Giả sử có một tứ giác có 1 góc vuông, 3 góc nhọn, khi đó tổng số đo các góc của tứ giác cũng nhỏ hơn \(90^\circ  + 3 \cdot 90^\circ  = 360^\circ \). Vậy không tồn tại tứ giác như vậy.

Ta chọn phương án C.

Đáp án C.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho tứ giác ABCD. Kẻ đường chéo BD (H.3.5). Vận dụng định lí về tổng ba góc trong một tam giác đối với tam giác ABD và CBD, tính tổng các góc của tứ giác ABCD.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho tứ giác EFGH như Hình 3.7. Hãy tính góc F.

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Câu hỏi mở đầu 

Cắt bốn tứ giác như nhau bằng giấy rồi đánh số bốn góc của mỗi tứ giác như tứ giác ABCD trong Hình 3.1a. Ghép bốn tứ giác giấy đó để được hình như Hình 3.1b.

- Em có thể ghép bốn tứ giác khít nhau như vậy không?

- Em có nhận xét gì về bốn góc tại điểm chung của bốn tứ giác? Hãy cho biết tổng số đo.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong một tứ giác, hỏi số góc tù nhiều nhất là bao nhiêu và số góc nhọn nhiều nhất là bao nhiêu? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tính góc chưa biết của các tứ giác trong Hình 3.8.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tính góc chưa biết của tứ giác trong Hình 3.9. Biết rằng \(\widehat H\)=\(\widehat E\)+10o

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tứ giác ABCD trong Hình 3.10 có AB = AD, CB = CD, được gọi là hình “cái diều”.

a) Chứng minh rằng AC là đường trung trực của đoạn thẳng BD.

b) Tính các góc B, D biết rằng \(\widehat A\)=100°,\(\widehat C\)=60°

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tính số đo các góc của tứ giác ABCD trong Hình 3.26.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có AB = AD. Biết \(\widehat {AB{\rm{D}}} = {30^o}\), tính số đo các góc của hình thang đó.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Không có tứ giác nào mà không có góc tù.

B. Nếu tứ giác có ba góc nhọn thì góc còn lại là góc tù.

C. Nếu tứ giác có hai góc tù thì góc còn lại phải nhọn.

D. Không có tứ giác nào có ba góc tù.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đường chéo \(AC\) chia tứ giác \(ABCD\) thành hai tam giác \(ACB\)\(ACD\) (Hình 7). Tính tổng các góc của tam giác \(ACB\) và tam giác \(ACD\). Từ đó, ta có nhận xét gì về tổng các góc của tứ giác \(ABCD\) .

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Tìm \(x\) trong mỗi tứ giác sau:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phần thân của cái diều ở Hình 10a được vẽ lại như Hình 10b. Tìm số đo các góc chưa biết trong hình.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tìm số đo các góc chưa biết của các tứ giác trong Hình 11.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Góc kề bù với một góc của tứ giác được gọi là góc ngoài của tứ giác đó.

Hãy tính tổng số đo bốn góc ngoài \(\widehat {{A_1}};\;\widehat {{B_1}};\;\widehat {{C_1}};\;\widehat {{D_1}}\) của tứ giác \(ABCD\) ở hình 12.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tứ giác \(ABCD\)\(\widehat A = 100^\circ \), góc ngoài tại đỉnh \(B\) bằng \(110^\circ \), \(\widehat C = 75^\circ \). Tính số đo góc \(D\)

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tứ giác \(ABCD\) có góc ngoài tại đỉnh \(A\) bằng \(65^\circ \), góc ngoài tại đỉnh \(B\) bằng \(100^\circ \), góc ngoài tại đỉnh \(C\) bằng \(60^\circ \). Tính số đo góc ngoài tại đỉnh \(D\).

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tứ giác \(ABCD\) có số đo \(\widehat A = x;\;\widehat B = 2x;\;\widehat C = 3x;\;\widehat D = 4x\). Tính số đo các góc của tứ giác đó.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Ta gọi tứ giác ABCD với AB = AD, CB = CD (hình 13) là hình “cái diều”.

a. Chứng minh rằng AC là đường trung trực của BD.

b. Cho biết \(\widehat B = {95^0},\widehat C = {35^0}.\)Tính \(\widehat A\) \(\widehat D\)

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho tứ giác \(ABCD\), biết \(\widehat A = 60^\circ ;\;\widehat B = 110^\circ ;\;\widehat D = 70^\circ \). Khi đó số đo góc \(C\) là:

A. \(120^\circ \)

B. \(110^\circ \)

C. \(130^\circ \)

D. \(80^\circ \)


Xem lời giải >>
Bài 21 :

Hình ảnh thửa ruộng nhìn từ trên cao hay hình ảnh cánh diều (Hình 12) gợi lên những hình tứ giác.

Tứ giác là hình có những tính chất gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Quan sát tứ giác ABCD ở Hình 16, đường chéo AC chia nó thành hai tam giác ABC và ACD.

 

a) Gọi T1 và T2 lần lượt là tổng các góc của tam giác ABC và tam giác ACD. Tổng T1 + T2 bằng bao nhiêu độ?

b) Gọi T là tổng các góc của tứ giác ABCD. So sánh T với T1 + T2.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tìm x trong hình 18

Xem lời giải >>
Bài 24 :

a) Tứ giác ABCD có \(\widehat A + \widehat B = {180^o}\) thì \(\widehat B + \widehat D\) bằng bao nhiêu độ?

b) Có hay không một tứ giác có 2 góc tù và 2 góc vuông?

c) Có hay không một tứ giác có cả 4 góc đều là góc nhọn?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Cho tứ giác ABCD có \(\widehat A = {60^o},\widehat B = {70^o},\widehat C = {80^o}\). Khi đó, \(\widehat D\) bằng:

A. 130o

B. 140o

C. 150o

D. 160o

Xem lời giải >>
Bài 26 :
  1. Vẽ hai tứ giác bất kì. Đo và tính tổng các góc của mỗi tứ giác. Em có nhận xét gì về hai tổng này?
  2. So sánh tổng các góc của tứ giác \(ABCD\) với tổng các góc của hai tam giác \(ABD\) và \(BCD\), từ đó tính tổng các góc của tứ giác \(ABCD\)
Xem lời giải >>
Bài 27 :

Tính số đo góc D và góc E của các tứ giác trong Hình 3.20.

 

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Cánh diều hình tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat D = 107^\circ ,\widehat B = 63^\circ \) và \(\widehat A = \widehat C\) (Hình 3.21). Tính số đo góc A và góc C của cánh diều.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tìm số đo x trong mỗi trường hợp ở Hình 3.24.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Khung xe đạp có dạng hình tứ giác \(ABCD\) như trong Hình 3.25 có \(\widehat {BAD} = 120^\circ ,\widehat B = 68^\circ ,\widehat D = 50^\circ \). Tính số đo góc \(BCD\).

Xem lời giải >>