Xe máy chạy với tốc độ trung bình 50 km/h. Để đi quãng đường 200 km, xe cần bao nhiêu thời gian?
-
A.
3 giờ
-
B.
4 giờ
-
C.
5 giờ
-
D.
6 giờ
Dựa vào công thức tính tốc độ
Thời gian xe đi 200 km là: \(t = \frac{s}{v} = \frac{{200}}{{50}} = 4\)giờ
Đáp án B
Đáp án : B
Các bài tập cùng chuyên đề
Có thể xác định sự nhanh, chậm của chuyển động bằng hai cách:
Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.
Hãy tìm ví dụ minh họa cho hai cách xác định sự nhanh, chậm ở trên.
Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của bốn xe A, B, C và D. Hãy cho biết xe nào đi nhanh nhất? Xe nào đi chậm nhất?
Xe |
Quãng đường (km) |
Thời gian (min) |
A |
80 |
50 |
B |
72 |
50 |
C |
80 |
40 |
D |
99 |
45 |
Bảng dưới đây cho biết thời gian đi 1000m của một số vật chuyển động. Tính tốc độ của các chuyển động đó.
Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy
So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, hãy ghi kết quả xếp hạng theo mẫu Bảng 8.1.
a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) ... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.
b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2)... hơn chuyển động đó nhanh hơn.
c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3)... hơn thì chuyển động đó nhanh hơn
Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1
Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s.
1. Nêu ý nghĩa của tốc độ
Ghép nội dung ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B
A |
B |
1. Tốc độ chuyện động cho biết 2. Tốc độ chuyển động được xác định bằng 3. Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào 4. Đơn vị của tốc độ là |
a) đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. b) m/s và km/h c) sự nhanh chậm của chuyển động d) quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. |
Sắp xếp lại các số liệu trong cột B cho phù hợp với cột A và điền các giá trị thích hợp vào cột C của bảng sau:
A. Đối tượng chuyển động |
B. Tốc độ (m/s) |
C. Tốc độ (km/h) |
Người đi bộ |
15 đến 20 |
…?... |
Người đi xe đạp |
3 đến 4 |
…?... |
Ô tô |
1,5 |
…?... |
Tàu hỏa |
200 đến 300 |
…?... |
Máy bay phản lực |
10 đến 10 |
…?... |
Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống:
a) 10 m/s = …?... km/h.
b) …?... km/h = 15m/s
c) 45 km/h = …?... m/s.
d) 120 cm/s = …?... m/s = …?... km/h.
e) 120 km/h = …?... m/s = …?... cm/s.
Công thức tính vận tốc là
A. v = s.t
B. \(v = \frac{t}{s}\)
C. \(v = \frac{s}{t}\)
D. \(v = \frac{s}{{{t^2}}}\)
Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72m/phút. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bạn An đi nhanh nhất.
B. Bạn Bình đi nhanh nhất.
C. Bạn Đông đi nhanh nhất.
D. Ba bạn đi nhanh như nhau.
Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đã Nẵng là
A. 8h B. 16h C. 24h D. 32h
Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 phút đầu đi được đoạn đường dài 6km. Đoạn đường còn lại dài 8km đi với tốc độ 12km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là
A. 15km/h B. 14km/h C. 7,5km/h D. 7km/h