Đề bài

Dựa vào sơ đồ dưới đây, tóm tắt lại câu chuyện. 

Phương pháp giải

Em dựa vào nội dung câu chuyện và sơ đồ để tóm tắt câu chuyện phù hợp. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần cao quý. Lạc Long Quân là nòi rồng, sống ở dưới nước. Chàng có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Còn Âu Cơ thuộc giống Tiên, xinh đẹp tuyệt trần. Hai người đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Một hôm, Lạc Long Quân cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được đành bàn với Âu Cơ dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Mười mấy đời truyền nối vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Câu ca dao dưới đây có liên quan thế nào đến câu chuyện này? 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Theo em, cách giải thích nguồn gốc của người Việt là con Rồng cháu Tiên nói lên điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chi tiết Âu Cơ sinh bọc trăm trứng muốn nói điều gì? 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào? 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trao đổi với bạn: Vào tháng Ba (âm lịch), nước ta có ngày lễ nào quan trọng? 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nối các từ ngữ dưới đây để tạo thành câu. 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Dùng gạch chéo để ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI. Tên tuổi của ông gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống. Tương truyền, ông cũng là tác giả bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta. 

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Dựa vào tranh, đặt câu có những loại vị ngữ dưới đây:

a. Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái

b. Vị ngữ nêu đặc điểm

c. Vị ngữ giới thiệu, nhận xét

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết 2 – 3 câu nói về một người anh hùng dân tộc và dùng gạch chéo ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ của mỗi câu. 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu dưới đây và xác định kiểu loại của chúng.

Câu

Chủ ngữ (người/vật/ hiện tượng)

Vị ngữ (hoạt động, trạng thái/ đặc điểm/giới thiệu, nhận xét)

M: Chú mèo mướp nhà em đang nằm sưởi nắng.

Chú mèo mướp nhà em (vật)

đang nằm sưởi nắng (hoạt động)

a. Gió thổi rì rào.

b. Mẹ của Hùng là bác sĩ.

c. Tôi cao và gầy.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

Câu 1:

Đề bài:

Chuẩn bị.

- Em chọn câu chuyện nào?

- Câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc thế nào?

+ Mở đầu:

+ Diễn biến:

+ Kết thúc:

- Nhân vật lịch sử có đóng góp gì cho đất nước?

- Em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật và về câu chuyện? 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Lập dàn ý.

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tìm đọc thêm những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quán của các dân tộc Việt Nam.

- Tên câu chuyện: ...

- Câu chuyện cho em biết điều gì về phong tục, tập quán,... của các dân tộc Việt Nam? 

Xem lời giải >>