Đặt câu hỏi cho các thành phần câu trong bài tập 1.
M:
- Ai đã cứu con?
- Ông Bụt làm gì?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Nắng mùa thu như thế nào?
- Cái gì vàng óng?
- Nhành lan ấy như thế nào?
- Cái gì rất đẹp?
- Ai là người sáng tác nhạc?
- Nhạc sĩ làm gì?
Ghi nhớ
Câu thường gồm 2 thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.
- Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,... được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì...
- Vị ngữ nêu hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai,...
Các bài tập cùng chuyên đề
Tách mỗi câu dưới đây thành hai thành phần.
Từ kết quả ở bài tập 1, thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xếp thành phần thứ nhất của mỗi câu vào các nhóm:
b. Xếp thành phần thứ hai của mỗi câu vào các nhóm:
Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu.
a. Chú chim sơn ca ?
b. ? chìm vào giấc ngủ say.
c. Vườn hồng ?
d. ? nằm phơi nắng bên thềm.
Kết hợp các từ ngữ dưới đây để tạo thành câu.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn dưới đây:
Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI. Tên tuổi của ông gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống. Tương truyền, ông cũng là tác giả bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Dựa vào tranh, đặt câu có những loại vị ngữ sau:
a. Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái.
b. Vị ngữ nêu đặc điểm.
c. Vị ngữ giới thiệu, nhận xét.
Đặt 2 – 3 câu nói về một người anh hùng dân tộc và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu
Từ ngữ in đậm trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?
Cái gì? Con gì? Ai?
a. Người thợ đang xây dựng trạm phát sóng mới
b. Cột ăng-ten lẫn vào trong mây
c. Con sáo nâu là bạn của chúng em
Đặt câu hỏi cho từng từ ngữ in đậm trong các câu sau:
a. Đám trẻ con chạy ùa ra sân.
b. Món ăn mà em thích nhất là phở bò
c. Những đám cải bắp, su hào xanh non mơn mởn.
Đọc các câu ở bài tập 1 và bài tập 2, cho biết:
a. Từ ngữ in đậm nào nêu người, vật,..được nói đến trong câu?
b. Từ ngữ in đậm nào giới thiệu hoặc nêu hoạt động, trạng thái của người, vật,…được nói đến trong câu?
Xác định chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Mây đen ùn ùn kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. Mưa bắt đầu trút xuống rào rào. Đàn gà nhanh chóng tụ tập dưới mái hiên. Lũ gà con nép sát vào mẹ. Cây cối trong vườn hả hê tắm mưa.
Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ phù hợp thay cho mỗi *:
Mùa xuân *. * chiếu xuống mặt đất. * hòa giọng ca véo von. Những khóm hoa *.
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
Đoàn Giỏi
Tìm từ ngữ phù hợp thay cho * trong mỗi câu sau để câu văn cụ thể, sinh động hơn:
a. Đàn cò trắng * bay
b. Những đóa hoa hồng tỏa hương *
c. Giờ tan tầm, xe cộ đi lại *
d. Dưới hồ, đàn cá * bơi lội
Viết đoạn văn (từ 4 – 5 câu) tả một loại quả em thích. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn