Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Cách sắp xếp ý trong đoạn (mở đầu, triển khai,...)
- Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện
- Cách thức trình bày đoạn văn
Em dựa vào kiến thức được rút ra từ các bài tập trên và tiến hành trao đổi với bạn.
Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Cách sắp xếp ý trong đoạn (mở đầu, triển khai,...): có 2 cách:
+ Cách 1: Mở đầu: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ; triển khai: nêu các lí do yêu thích hoặc không yêu thích câu chuyện.
+ Cách 2: Mở đầu: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ; triển khai: nêu các lí do yêu thích hoặc không yêu thích câu chuyện; kết thúc: tiếp tục khẳng định ý kiến về câu chuyện.
- Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện: cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.
- Cách thức trình bày đoạn văn: Mỗi đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Cầu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mi,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị.... Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi.
(Tùng Anh)
a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn trên? Tìm câu trả lời đúng.
A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.
B. Thuật lại diễn biến buổi thi nhạc trong câu chuyện.
C. Tả hình dáng, điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện.
b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì?
c. Người viết yêu thích những gì ở câu chuyện? Từ ngữ, câu văn nào cho biết điều đó?
G:
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu.... nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất hai người cháu đã xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: "Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dạng tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”...
(Vĩnh Nga)
a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?
TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc đã nghe.
Đề 2: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe.
Câu 1:
Đề bài:
Chuẩn bị.
- Em thích câu chuyện nào? Câu chuyện đó em đã đọc hay được nghe kể?
- Vì sao em thích câu chuyện đó? (Câu chuyện có nội dung gì hấp dẫn? Nhân vật nào thú vị? Chi tiết nào ấn tượng,...
Tìm ý.
Gợi ý:
Góp ý và chỉnh sửa.
- Thông tin về câu chuyện rõ ràng, đầy dủ.
- Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể.
Viết, vẽ,... lên một tấm bìa cũng để giới thiệu bản thân.
- Chú ý tạo sự độc đáo để nêu bật được những nét riêng của mình.
- Nhớ viết hoa danh từ riêng (nếu có).
VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Câu 1:
Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Lưu ý:
- Chọn cách giới thiệu câu chuyện gây được chú ý và nếu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện.
- Trình bày rõ các lí do yêu thích câu chuyện và đưa dẫn chứng minh hoạ.
- Các câu trong đoạn văn được viết liên tục, không xuống dòng.
Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
Nghe thấy cô giáo nhận xét chung.
Đọc bài làm của bạn và nêu những điều em muốn học tập.
Cùng người thân thì tìm nhanh danh từ thuộc 2 nhóm.
Viết.
Lưu ý: Khi có nhiều lí do, em cần lựa chọn những lí do nổi bật và sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích một câu chuyện về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn.
Chuẩn bị.
- Chọn câu chuyện kể về tình yêu thương hoặc lòng biết ơn mà em yêu thích (ví dụ: Tờ báo tường của tôi, Trên khóm tre đầu ngõ,...).
- Tìm ý.
Gợi ý:
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình cảm gia đình hoặc tình bạn.
Viết đoạn văn dựa vào gợi ý
- Câu đầu tiên: Giới thiệu câu chuyện
- Các câu tiếp theo: Những lí do khiến em yêu thích câu chuyện
- Câu cuối: Suy nghĩ, cảm xúc khi đọc câu chuyện
Tưởng tượng, chia sẻ về giai điệu em nghe được từ những chiếc chuông gió
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe.
Câu 1:
Viết đoạn văn dựa vào gợi ý
- Câu đầu tiên: Giới thiệu câu chuyện
- Các câu tiếp theo: Những lí do khiến em yêu thích câu chuyện
- Câu cuối: Suy nghĩ, cảm xúc khi đọc câu chuyện
Viết một điều em muốn thay đổi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Từ những dòng chữ đầu tiên của câu chuyện "Bên ngoài Trái Đất", tôi đã bị cuốn vào chuyến hành trình kì thú ra ngoài vũ trụ. Lời kể thú vị khiến tôi có cảm giác như được cùng tác giả bay trên phi thuyền ra ngoài Trái Đất. Trong hành trình ấy, ngôi nhà chung của loài người hiện lên rõ nét qua những hình ảnh miêu tả vô cùng sống động. Màu lam biếc của nước biển, sắc non của cây lá hòa quyện cùng màu trắng sữa của những dải mây gợi ra một thế giới kì ảo. Tôi vừa tưởng tượng mình là một nhà thám hiểm khi được chiêm ngưỡng các hành tinh, vừa có cảm giác mình là một cậu bé đi lạc vào không gian cổ tích được nhuộm bởi muôn màu ánh sáng. Trái Đất sáng lóng lánh như một viên kim cương, Mặt Trời bừng sáng như hàng triệu ngọn nến đang thắp, sao chổi vụt sáng như một vệt pháo hoa. Tất cả đều đẹp đẽ, mới lạ. Những hình ảnh sinh động và những chi tiết hấp dẫn, đầy sáng tạo mà tác giả khéo léo gợi ra đã thỏa mãn trí tò mò của một cậu bé thích khám phá như tôi. Tôi ước một lần được đặt chân lên phi thuyền, dù chỉ là trong mơ.
Thanh Lâm
a. Đoạn văn viết về điều gì?
Chọn đáp án đúng
- Nêu nội dung câu chuyện
- Nêu lí do thích một nhân vật
- Nêu lí do thích câu chuyện
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
b. Bạn nhỏ giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn đầu tiên?
c. Ở các câu văn tiếp theo, bạn nhỏ nêu những lí do gì khiến mình thích câu chuyện?
d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Trao đổi với bạn về lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc. đã nghe dựa vào gợi ý:
Nếu tham gia cuộc thi vẽ “Thế giới trong tương lai”, em sẽ vẽ gì để thể hiện mong ước của mình? Vì sao?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Ông Yết Kiêu" là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, "nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên". Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Những chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thủy chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện "Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
a, Câu mở đoạn có tác dụng gì?
b, Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?
Câu 1:
Chọn một câu chuyện em thích trong sách giáo khoa "Tiếng Việt 4"
Tìm ý và sắp xếp ý để viết đoạn văn theo đề bài sau:
Viết đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể. Cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
Chọn 1 trong 3 đề sau:
1. Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.
2. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện: "Ông Yết Kiêu" và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.
3. Hãy viết đoạn văn về câu chuyện: "Ba nàng công chúa" và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.