Đề bài

Nhận xét đúng về vị trí của các số thực \(0;\,\sqrt 3 ;\,\frac{5}{2}\) trên trục số là:

  • A.

    Trên trục số, điểm \(\sqrt 3 \) nằm bên trái điểm \(\frac{5}{2}\);

  • B.

    Trên trục số, điểm \(\sqrt 3 \) nằm bên phải điểm \(\frac{5}{2}\);

  • C.

    Trên trục số, điểm \(\sqrt 3 \) nằm bên trái điểm \(0\);

  • D.
    Trên trục số, điểm \(0\) nằm bên phải điểm \( \frac{5}{2}\).
Phương pháp giải

– Nếu a > b thì a sẽ nằm về bên phải trục số so với b.

– Và ngược lại a < b thì a sẽ nằm về bên trái trục số so với b.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ta có: \(0<\sqrt 3 =1,732...<\frac{5}{2}=2.5\)

Do đó trên trục số:

Nhận xét đúng về vị trí của các số thực 0; căn 3 ; 5/2  trên trục số là A. Trên trục số, điểm (ảnh 1)

+) Điểm \(\sqrt 3 \) nằm bên trái điểm \( \frac{5}{2}\). Do đó A đúng và B sai.

+) Điểm \(\sqrt 3 \) nằm bên phải điểm \(0\). Do đó C sai.

+) Điểm \(0\) nằm bên trái điểm \( \frac{5}{2}\). Do đó D sai.

Ta chọn phương án A.

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Điểm nào trong Hình 2.4 biểu diễn số \( - \sqrt 2 \)? Em có nhận xét gì về điểm biểu diễn của hai số đối nhau?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho biết nếu một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 1 và 3 thì cạnh huyền của tam giác bằng \(\sqrt {10} \). Em hãy vẽ điểm biểu diễn số - \(\sqrt {10} \) trên trục số.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Các điểm A, B, C, D trong hình sau biểu diễn những số thực nào?

 

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nam vẽ một phần trục số trên vở ô li và đánh dấu ba điểm A, B,C như sau:

a) Hãy cho biết hai điểm A,B biểu diễn những số thập phân nào?

b) Làm tròn số thập phân được biểu diễn bởi điểm C với độ chính xác 0,05.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Quan sát hình vẽ bên và cho biết độ dài của đoạn thẳng OA bằng bao nhiêu. Độ dài OA có là số hữu tỉ hay không?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy biểu diễn các số thực: \( - 2;\,\, - \sqrt 2 ;\, - 1,5;\,\,2;\,3\) trên trục số.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Không cần vẽ hình, hãy nêu nhận xét về vị trí của hai số \(\sqrt 2 \,;\frac{3}{2}\) trên trục số.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Biểu diễn các số hữu tỉ sau trên trục số: \( - \frac{1}{2};1;1,25;\frac{7}{4}\)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hình 5 mô tả một vật chuyển động từ điểm gốc O theo chiều ngược với chiều dương của trục số. Sau 1 giờ, vật đến điểm -40 trên trục số (đơn vị đo trên trục số là ki-lô-mét)

Hỏi vật đã chuyển động được quãng đường bao nhiêu ki-lô-mét sau 1 giờ?

Làm thế nào để biểu diễn được quãng đường đó thông qua số thực -40?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Vì sao?

a) Trên trục số nằm ngang, hai điểm \(\sqrt {13} \) và \( - \sqrt {12} \) nằm về hai phía của điểm gốc 0 và cách đều điểm gốc 0.

b) Trên trục số thẳng đứng, điểm \( - \dfrac{5}{6}\) nằm phía dưới điểm \(\sqrt 5 \).

c) Trên trục số nằm ngang, điểm \(\sqrt 2 \) nằm bên phải điểm \(\sqrt 3 \). 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Cho a là một số thực. Trên trục số nằm ngang,

A. điểm biểu diễn số -110,0(2) nằm bên phải điểm 0.

B. điểm biểu diễn số \( - \frac{1}{7}\) nằm bên phải điểm biểu diễn số \( - \frac{1}{5}\).

C. điểm biểu diễn số (-a) nằm bên trái điểm biểu diễn số a.

D. điểm biểu diễn số (-a) nằm bên phải điểm biểu diễn số a.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Các điểm A,B,C,D trong mỗi hình sau đây biểu diễn số thực nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trên trục số nằm ngang, điểm M và N lần lượt biểu biễn hai số thực –0,2 và –3 thì:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem lời giải >>