Đề bài

Cho tập hợp \(A = \{ 1;2;3;4\} \). Tập hợp nào sau đây là tập con của A?

  • A.

    \(\{ 1;3\} \)

  • B.

    \(\{ 2;5\} \)

  • C.

    \(\{ 0;3\} \)

  • D.

    \(\{ 0;1;2\} \)

Phương pháp giải

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con của B.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Ta có:

\(\{ 1;3\}  \subset \{ 1;2;3;4\}  = A\). Chọn A.

\(\{ 2;5\} \not{ \subset }\{ 1;2;3;4\}  = A\). Loại B.

\(\{ 0;3\} \not{ \subset }\{ 1;2;3;4\}  = A\). Loại C.

\(\{ 0;1;2\} \not{ \subset }\{ 1;2;3;4\}  = A\). Loại D.

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Gọi H là tập hợp các bạn tham gia Chuyên đề 2 trong tình huống mở đầu có tên bắt đầu bằng chữ chữ H. Các phần tử của tập hợp H có là phần tử của tập hợp B trong HĐ 1 không?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho \(X = \left\{ {\,a\,;b} \right\}\). Các cách viết sau đúng hay sai? Giải thích kết luận đưa ra.

a) \(a \subset X\)

b) \(\left\{ a \right\} \subset X\);

c) \(\emptyset  \in X\);

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho tập hợp A = {a;b;c}. Tập A có bao nhiêu tập con?

A. 4

B. 6

C. 8

D. 10

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và đời sống. Chẳng hạn:

- Tập hợp A các học sinh của lớp 10D.

- Tập hợp B các học sinh tổ I của lớp đó.

Làm thế nào để diễn tả mối quan hệ giữa tập hợp A và tập hợp B?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho hai tập hợp:

\(A = \{ n \in N|n\)chia hết cho 3},

\(B = \{ n \in N|n\)chia hết cho 9}.

Chứng tỏ rằng \(B \subset A.\)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho hai tập hợp:

\(A = \{ x \in \mathbb{Z}| - 3 < x < 3\} ,\)\(B = \{ x \in \mathbb{Z}| - 3 \le x \le 3\} \)

a) Viết tập hợp A, B bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.

b) Mỗi phần tử của tập hợp A có thuộc tập hợp B không?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho tập hợp \(X = \{ a;b;c\} \). Viết tất cả các tập con của tập hợp X.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Sắp xếp các tập hợp sau theo quan hệ "\(\subset\)":

[2; 5], (2; 5), [2; 5), (1; 5].

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Bạn An khẳng định rằng: Với các tập hợp A, B, C bất kì, nếu \(A \subset B\) và \(B \subset C\) thì \(A \subset C.\)

Khẳng định của bạn An có đúng không? Hãy giải thích bằng cách sử dụng biểu đồ Ven.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Viết tất cả các tập con của tập hợp \(A = \{ a;b\} .\)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Trong mỗi trường hợp sau đây, các phần tử của tập hợp A có thuộc tập hợp B không? Hãy giải thích.

a) \(A = \{  - 1;1\} \) và \(B = \{  - 1;0;1;2\} \)

b) \(A = \mathbb{N}\) và \(B = \mathbb{Z}\)

c) A là tập hợp các học sinh nữ của lớp 10E, B là tập hợp các học sinh của lớp này.

d) A là tập hợp các loài động vật có vú, B là tập hợp các loài động vật có xương sống.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy viết tất cả các tập con của tập hợp \(B = \{ 0;1;2\} .\)

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Xét quan hệ bao hàm giữa các tập hợp dưới đây. Vẽ biểu đồ Ven thể hiện các quan hệ bao hàm đó.

A là tập hợp các hình tứ giác;

B là tập hợp các hình bình hành;

C là tập hợp các hình chữ nhật;

D là tập hợp các hình vuông;

E là tập hợp các hình thoi.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

a) Hãy viết tất cả các tập hợp con của tập hợp \(A = \{ a;b;c\} \)

b) Tìm tất cả các tập hợp B thỏa mãn điều kiện \(\{ a;b\}  \subset B \subset \{ a;b;c;d\} \)

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cách viết nào sau đây là đúng?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho tập hợp \(X = \left\{ {a;b;c;d} \right\}\). Viết tất cả các tập con có ba phần từ của tập hợp X.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho ba tập hợp: A là tập hợp các tam giác; B là tập hợp các tam giác cân; C là tập hợp các tam giác đều. Dùng kí hiệu \( \subset \) để mô tả quan hệ của hai trong các tập hợp trên.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Dùng kí hiệu \( \subset \) để mô tả quan hệ của hai tập hợp khác nhau trong tập hợp sau: \(\left[ { - 1;3} \right];\left( { - 1;3} \right);\left[ { - 1;3} \right),\left( { - 1;3} \right],\left\{ { - 1;3} \right\}\).

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hãy chỉ ra các quan hệ bao hàm giữa các tập hợp sau và vẽ đồ thị Ven dể biểu diễn các quan hệ đó.

a)  A = {x | x là tứ giác}

b) B = {x | x là hình vuông}

c) C = {x | x là hình chữ nhật}

d) D = {x | x là hình bình hành}

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tìm tất cả các tập hợp A thỏa mãn điều kiện \(\left\{ {a;b} \right\} \subset A \subset \left\{ {a;b;c;d} \right\}\).

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Cho các tập hợp \(A = \left\{ {1;2;3;4;5} \right\}\) và \(B = \left\{ {1;3;5;7;9} \right\}\). Hãy tìm tập hợp M có nhiều phần tử nhất thỏa mãn \(M \subset A\) và \(M \subset B\).

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {2k + 1\left| {k \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\) và \(B = \left\{ {6l + 3\left| {l \in \mathbb{Z}} \right.} \right\}\). Chứng minh rằng \(B \subset A\).

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {1;2;a} \right\}\) và \(B = \left\{ {1;{a^2}} \right\}\). Tìm tất cả các giá trị của a sao cho \(B \subset A\).

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Biết rằng tập hợp M thỏa mãn \(M \cap \left\{ {1;3} \right\} = \left\{ 1 \right\},M \cap \left\{ {5;7} \right\} = \left\{ 5 \right\},M \cap \left\{ {9;11} \right\} = \left\{ 9 \right\}\)và \(M \subset \left\{ {1;3;5;7;9;11} \right\}\). Hãy tìm M.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tập hợp \(\left\{ {y \in \mathbb{N}\left| {y = 5 - {x^2},x \in \mathbb{N}} \right.} \right\}\) có bao nhiêu tập con?

A. 3   

B. 4

C. 8

D. 16

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Cho tập hợp \(A = \{ 0;2;3;4;5\} \). Tập hợp nào sau đây là tập con của A?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Số tập con của tập hợp \(A = \{  - 1;2;b\} \) là

Xem lời giải >>