Lập dàn ý cho bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh, …dựa vào gợi ý (SGK, tr.48)
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
Em dựa vào gợi ý (SGK, tr 48) và chọn danh lam thắng cảnh yêu thích để hoàn thành bài.
1. Mở bài:
- Vịnh Hạ Long - một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
- Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ diệu qua những bức ảnh trên sách báo và phim ảnh.
2. Thân bài:
a) Bắt đầu từ bến cảng:
- Khung cảnh bến cảng tấp nập với nhiều du thuyền lớn, nhỏ.
- Du khách lên xuống thuyền, chuẩn bị cho chuyến hành trình.
- Cảm xúc: Hồi hộp, mong chờ được khám phá vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long.
b) Trên thuyền di chuyển vào vịnh Hạ Long
- Nước biển xanh ngọc, sóng vỗ nhẹ nhàng vào mạn thuyền.
- Những hòn đảo đá vôi bắt đầu hiện ra trước mắt, càng đi sâu càng thấy nhiều đảo hơn.
- Du khách chụp ảnh, ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành.
- Thích thú trước cảnh quan thiên nhiên kỳ diệu.
c) Thăm các hang động nổi tiếng (Hang Sửng Sốt)
- Cửa hang ẩn hiện giữa những vách đá xanh rêu.
- Hệ thống thạch nhũ đa dạng, lấp lánh dưới ánh đèn.
- Du khách đi dạo trong hang, ngắm nhìn các hình thù kỳ thú của thạch nhũ.
- Ngỡ ngàng và kinh ngạc, cảm giác như lạc vào một thế giới khác.
d) Quay lại bến cảng:
- Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối ngày chiếu rọi lên mặt biển tạo nên cảnh tượng huyền ảo.
- Du khách trở về thuyền, kết thúc hành trình.
- Lưu luyến, muốn quay lại thêm nhiều lần nữa.
3. Kết bài:
- Vịnh Hạ Long là một điểm đến tuyệt vời, xứng đáng với danh hiệu kỳ quan thế giới.
Khuyến khích mọi người hãy đến thăm Vịnh Hạ Long ít nhất một lần trong đời, để cảm nhận vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên.
Các bài tập cùng chuyên đề
Nói 1 – 2 câu giới thiệu một vị trạng nguyên của nước ta mà em biết.
Trạng nguyên nhỏ tuổi
Nguyễn Hiền quê ở làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường. Từ bé, cậu đã thể hiện tư chất vượt trội, học đâu hiểu đó, nên được mệnh danh là thần đồng.
Nhờ trí tuệ tinh thông, Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới mười hai tuổi. Nhà vua thấy Trạng còn nhỏ nên cho về nhà ba năm để học lễ. Một lần, triều đình tiếp sứ thần nhà Nguyên. Nghĩ rằng nước Đại Việt không có người tài, sứ thần bèn thách đố vua quan nhà Trần xâu sợi chỉ qua vỏ một con ốc xoắn nhỏ xíu.
Vua Trần Thái Tông truyền cho các quan tìm cách xâu chỉ qua vỏ ốc. Họ loay hoay tìm mọi cách nhưng không ai xâu được. Chợt nghĩ đến vị trạng nguyên nhỏ tuổi, Vua sai một viên quan về làng Dương A gặp Nguyễn Hiền để hỏi ý kiến.
Vừa đến đầu làng, viên quan gặp ngay một đám trẻ chăn trâu. Trong đó, có một cậu bé mặt mũi khôi ngô đang chỉ cho các bạn nặn voi bằng đất.
Viên quan đoán cậu bé ấy là trạng Hiền nhưng vẫn ra một vế đối để thử tài. Trạng nhanh chóng đáp lại bằng một về đối cứng cỏi. Viên quan phục lắm.
Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan truyền lại ý Vua. Không cần nghĩ lâu, Nguyễn Hiền bày cho các bạn cùng hát:
Tích tịch tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thì lấy giấy mà bưng
Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang.
Quan nghe xong, biết đây chính là câu trả lời triều đình cần, bèn cáo từ trạng Hiền rồi vội vã về kinh.
Nhận được vỏ con ốc xoắn có sợi chỉ mảnh xâu qua, sử thần nhà Nguyễn phải bội phục tài trí của người dân Đại Việt.
Ít lâu sau, Vua cho người mang mũ áo trạng nguyên vời Nguyễn Hiền về triều giúp nước.
Theo Truyện danh nhân Việt Nam
- Làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường: nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Tinh thông: hiểu biết tường tận, thấu đáo và có khả năng vận dụng thành thạo.
- Bội phục: cảm phục sâu sắc.
1. Hai đoạn đầu giới thiệu những thông tin gì về Nguyễn Hiền?
Sứ giả thách đố vua quan nhà Trần làm gì? Vì sao?
Nhờ đâu viên quan nhận ra trạng Hiền?
Cách xâu chỉ qua vỏ ốc mà Nguyễn Hiền chỉ cho viên quan nói lên điều gì về vị trạng nguyên nhỏ tuổi?
Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Kể lại cuộc gặp gỡ với Nguyễn Hiền bằng lời của viên quan.
Nội dung của bài đọc Trạng nguyên nhỏ tuổi
Khoanh tròn từ “biển” được dùng với nghĩa gốc, gạch dưới từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển trong các câu thơ sau:
a. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Nguyễn Đình Thi
b. Nắng đã chiếu sáng lòa của biển.
Anh Đức
c. Trên quảng trường Ba Đình, cả biển người, cả rừng cờ hoa hướng về lễ đài hân hoan vẫy tay chào Bác.
Phan Anh
Đặt câu có từ “biển” được dùng với nghĩa chuyển.
Đặt câu có từ “nhanh” với mỗi nghĩa sau:
a. Có tốc độ, nhịp độ trên mức bình thường, trái ngược với “chậm”.
b. Tỏ ra có khả năng tiếp thu, phản ứng ngay tức khắc hoặc trong một thời gian rất ngắn.
Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2 - 3 nghĩa chuyển của các từ sau. Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và một nghĩa chuyển tìm được.
a. Đầu:
- Nghĩa gốc:
- Nghĩa chuyển:
b. Cao:
- Nghĩa gốc:
- Nghĩa chuyển: