Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người.
Đọc kĩ văn bản, xác định vấn đề và chia bố cục.
- Luận đề của văn bản là vấn đề bi kịch của con người trong tác phẩm Người con gái Nam Xương. Bố cục của VB gồm 5 phần, tương ứng với các phần được đánh số trong SGK.
- Bố cục văn bản:
+ Phần (1): giới thiệu khái quát về truyện Người con gái Nam Xương và nàng Vũ Thị Thiết.
+ Phần (2) khái quát về cuộc đời bi kịch của nhân vật Vũ Nương.
+ Phần (3) phân tích nguyên nhân gây nên bi kịch của Vũ Nương.
+ Phần (4) phân tích sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và kì ảo trong tác phẩm. Phần (5) khẳng định sức hấp dẫn của tác phẩm đối với bạn đọc.
Cách 2- Vấn đề: Bi kịch của nhân vật Vũ Nương.
- Bố cục: 5 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến Miếu vợ chàng Trương): Giới thiệu vấn đề.
+ Phần 2: (Tiếp theo đến hàm hồ và mù quáng): Nhận xét về cuộc đời nhân vật Vũ Nương.
+ Phần 3: (Tiếp theo đến muốn nói với người đời): Nhận xét nhân vật Trương Sinh và lí do bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng.
+ Phần 4: (Tiếp theo đến bi kịch gia đình): Nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.
+ Phần 5: (Còn lại): Kết thúc vấn đề.
Cách 3- Vấn đề bàn luận: Bi kịch của nhân vật Vũ Nương.
- Bố cục: 5 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến Miếu vợ chàng Trương): Giới thiệu vấn đề.
+ Phần 2: (Tiếp theo đến hàm hồ và mù quáng): Tác giả nhận xét về cuộc đời nhân vật Vũ Nương.
+ Phần 3: (Tiếp theo đến muốn nói với người đời): Nhận xét nhân vật Trương Sinh và lí do bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng.
+ Phần 4: (Tiếp theo đến bi kịch gia đình): Nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.
+ Phần 5: (Còn lại): Kết thúc vấn đề.
Các bài tập cùng chuyên đề
Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.
Trong bài 1, em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.
Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận.
Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
Đọc phần (2) và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào?
Đọc phần (3) và cho biết, theo tác giả, điều gì khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lí giải của tác giả?
Những nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4)?
Đọc phần (3) và (5) cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn đã giúp em hiểu rõ về nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.
Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?
Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương” không được tác giả bài nghị luận phân tích chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang... Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học?
Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.
Nhân tố nào là không thể thiếu đối với hoạt động đọc hiểu văn bản?
-
A.
Người đọc.
-
B.
Người viết.
-
C.
Tác giả.
-
D.
Nhân vật trong tác phẩm.
Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học là gì?
-
A.
Là loại văn bản làm sáng tỏ các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm.
-
B.
Là loại văn bản cung cấp các tri thức về một thể loại văn học cụ thể.
-
C.
Là loại văn bản cung cấp thông tin về một vấn đề xã hội.
-
D.
Là loại văn bản bàn luận về một vấn đề trong cuộc sống.
Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của văn bản nghị luận về tác phẩm văn học?
-
A.
Thể hiện những đánh giá, nhận xét bao quát, ít bày tỏ quan điểm cá nhân.
-
B.
Thể hiện quan điểm, thái độ, cách đánh giá và kiến giải của người viết về tác phẩm.
-
C.
Thể hiện góc nhìn phiến diện, mang tính cá nhân về một khía cạnh của tác phẩm.
-
D.
Thể hiện những suy tư, trăn trở của người viết về những thiếu sót của tác phẩm.
Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học cần được cấu tạo như thế nào?
-
A.
Một hệ thống các ý liền mạch, có tính liên kết
-
B.
Một hệ thống bằng chứng đa dạng, phong phú
-
C.
Một hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dựa trên lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
-
D.
Một hệ thống các luận điểm đa dạng, lí lẽ phong phú
Người đọc đóng vai trò như thế nào đối với hoạt động đọc hiểu văn bản?
-
A.
Làm tác phẩm trở nên nổi tiếng hơn.
-
B.
Làm tác phẩm trở nên sâu sắc hơn.
-
C.
Làm phong phú thêm ý nghĩa của tác phẩm văn học, tạo nên lịch sử tiếp nhận tác phẩm.
-
D.
Tạo nên sức sống lâu bền cho tác phẩm.
Bối cảnh tiếp nhận tác phẩm gồm những gì?
-
A.
Hoàn cảnh xã hội.
-
B.
Tình hình chính trị.
-
C.
Hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân.
-
D.
Bối cảnh thời đại, xã hội và hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân.
Bối cảnh tiếp nhận có vai trò như thế nào đối với hoạt động đọc hiểu văn bản?
-
A.
Ảnh hưởng đến tình cảm của người đọc dành cho nhân vật.
-
B.
Ảnh hưởng đến cách hiểu về nhân vật.
-
C.
Ảnh hưởng đến định hướng giá trị, trình độ tiếp nhận của người đọc.
-
D.
Ảnh hưởng đến sự yêu thích với tác phẩm.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương thuộc thể loại gì?
-
A.
Truyền kì.
-
B.
Truyện thơ Nôm.
-
C.
Truyền thuyết.
-
D.
Truyện ngắn.
Tác giả của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?
-
A.
Nguyễn Du.
-
B.
Nguyễn Khuyến.
-
C.
Nguyễn Dữ.
-
D.
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ai là nhân vật trung tâm của Chuyện người con gái Nam Xương?
-
A.
Trương Sinh.
-
B.
Bé Đản.
-
C.
Trương Sinh và Vũ Nương
-
D.
Vũ Nương.
Tác giả đã nhận xét như thế nào về con người của Vũ Nương?
-
A.
Chăm chỉ, chịu khó, giỏi làm ăn, buôn bán.
-
B.
Đảm đang, tháo vát, giỏi việc nước, đảm việc nhà.
-
C.
Đầy đủ tài năng, hội tủ đủ “công dung ngôn hạnh”.
-
D.
Đã làm trọn nghĩa vụ của một kiếp đàn bà: làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ.
Vấn đề chính mà tác giả bàn luận về Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
-
A.
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
-
B.
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Trương Sinh.
-
C.
Bi kịch của Vũ Nương.
-
D.
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.
Vì sao tác giả cho rằng “bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng”?
-
A.
Vì mặc dù nàng biết chồng vốn có tính đa nghi, phòng ngừa quá sức với vợ mà vẫn trỏ bóng mình vào ban đêm và nói với con đấy là cha nó
-
B.
Vì nàng không biết Trương Sinh có tính đa nghi
-
C.
Vì trước đây Trương Sinh không hề ghen tuông mù quáng như vậy.
-
D.
Vì nàng quá vô tư, không suy nghĩ sâu xa
Nét tính cách nào của nhân vật Trương Sinh được tác giả tập trung phân tích?
-
A.
Tham lam.
-
B.
Ghen tuông.
-
C.
Gian xảo.
-
D.
Thương người.
Qua những lập luận của người viết, có thể rút ra được những kết luận nào về tính cách của nhân vật Trương Sinh?
-
A.
Bảo thủ, nóng tính, cứng nhắc, ghen tuông mù quáng
-
B.
Hèn nhát, yếu đuối, hay suy nghĩ.
-
C.
Bao dung, vị tha, giàu đức hi sinh
-
D.
Dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu thương gia đình
Theo người viết, việc Vũ Nương trở về dương thế nhưng chỉ là ảo ảnh đã thể hiện điều gì?
-
A.
Thể hiện được tài năng của Nguyễn Dữ trong việc dung hòa hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với cái ảo ảnh.
-
B.
Thể hiện được sự kiên quyết của Nguyễn Dữ khi muốn Trương Sinh phải trả giá thật đắt cho những hành động sai lầm.
-
C.
Thể hiện sự thương xót của Nguyễn Dữ khi không muốn nàng quay về bể khổ nữa.
-
D.
Thể hiện ước mơ của Nguyễn Dữ, muốn Vũ Nương có một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.
Tác giả đã vận dụng những dẫn chứng nào để chứng minh cho lí lẽ trong bài viết?
-
A.
Dẫn chứng trực tiếp từ tác phẩm
-
B.
Dẫn chứng gián tiếp từ tác phẩm
-
C.
Dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp từ tác phẩm
-
D.
Dẫn chứng từ ngoài tác phẩm
Vì sao tác giả cho rằng Chuyện người con gái Nam Xương vẫn còn sức hấp dẫn cho đến ngày nay?
-
A.
Vì đây là một tác phẩm mang tính hiện đại, phù hợp với xã hội ngày nay
-
B.
Vì tác phẩm đã đề cập đến bi kịch muôn thuở của con người với hình tượng nhân vật Vũ Nương gần với những người bà, người mẹ trong đời thực
-
C.
Vì tác phẩm có những sáng tạo mới mẻ về nghệ thuật xây dựng nhân vật
-
D.
Vì đây là tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại truyền kì
Đâu là nhận xét không đúng về vai trò của người đọc đối với một tác phẩm văn học?
-
A.
Là người đồng sáng tạo với tác giả
-
B.
Là người bảo tồn giá trị của tác phẩm
-
C.
Là người quyết định số phận của tác phẩm đó
-
D.
Là người giúp tác phẩm trở nên hay và đặc sắc hơn