Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.
Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không?. Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa . Hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương trong trò vui đùa với con là một yếu tố độc đáo, có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy trái ngang, oan khuất của Vũ Nương. Có thể thấy rõ cái bóng là hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng. Cái bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng. Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ. Hình ảnh chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người: sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ. Qua hình ảnh cái bóng, nhà văn gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như cái bóng mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào…. “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách. Chi tiết cái bóng còn tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Các bài tập cùng chuyên đề
Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.
Trong bài 1, em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.
Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận.
Từ luận đề, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
Đọc phần (2) và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào?
Đọc phần (3) và cho biết, theo tác giả, điều gì khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lí giải của tác giả?
Những nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4)?
Đọc phần (3) và (5) cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn đã giúp em hiểu rõ về nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.
Phần (5) có vai trò gì trong bài nghị luận? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?
Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương” không được tác giả bài nghị luận phân tích chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang... Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận văn học?
Nhân tố nào là không thể thiếu đối với hoạt động đọc hiểu văn bản?
Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học là gì?
Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của văn bản nghị luận về tác phẩm văn học?
Văn bản nghị luận về tác phẩm văn học cần được cấu tạo như thế nào?
Người đọc đóng vai trò như thế nào đối với hoạt động đọc hiểu văn bản?
Bối cảnh tiếp nhận tác phẩm gồm những gì?
Bối cảnh tiếp nhận có vai trò như thế nào đối với hoạt động đọc hiểu văn bản?
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương thuộc thể loại gì?
Tác giả của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?
Ai là nhân vật trung tâm của Chuyện người con gái Nam Xương?
Tác giả đã nhận xét như thế nào về con người của Vũ Nương?
Vấn đề chính mà tác giả bàn luận về Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
Vì sao tác giả cho rằng “bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng”?
Nét tính cách nào của nhân vật Trương Sinh được tác giả tập trung phân tích?
Qua những lập luận của người viết, có thể rút ra được những kết luận nào về tính cách của nhân vật Trương Sinh?
Theo người viết, việc Vũ Nương trở về dương thế nhưng chỉ là ảo ảnh đã thể hiện điều gì?
Tác giả đã vận dụng những dẫn chứng nào để chứng minh cho lí lẽ trong bài viết?
Vì sao tác giả cho rằng Chuyện người con gái Nam Xương vẫn còn sức hấp dẫn cho đến ngày nay?
Đâu là nhận xét không đúng về vai trò của người đọc đối với một tác phẩm văn học?
Nội dung chính của đoạn trích "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người là gì?