Đề bài

Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là:

  • A.

    2 là số nguyên tố chẵn duy nhất

  • B.

    Tổng của hai số nguyên tố lớn hơn 2 luôn là số chẵn

  • C.

    Không có số nguyên tố nào chia hết cho 3

  • D.

    Mọi số tự nhiên lớn hơn 5 và chia hết cho 5 đều là hợp số

Phương pháp giải

Số nguyên tố là số chia hết cho một và chính nó.

Số 1 không phải là số nguyên tố.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Đáp án A: 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất → Đúng

Vì các số chẵn lớn hơn 2 đều chia hết cho 2.

Đáp án B: Tổng của hai số nguyên tố lớn hơn 2 luôn là số chẵn → Đúng

Vì các số nguyên tố lớn hơn 2 đều là số lẻ. Nên khi cộng hai số lẻ ta được tổng của chúng là số chẵn.

Ví dụ: 3 + 5 = 8; 79 + 83 = 162

Đáp án C: Không có số nguyên tố nào chia hết cho 3 → Sai

Vì số 3 là số nguyên tố và chia hết cho 3

Đáp án D: Mọi số tự nhiên lớn hơn 5 và chia hết cho 5 đều là hợp số → Đúng

Vì hợp số là một số tự nhiên có thể biểu diễn thành tích của hai số tự nhiên khác nó.

Đáp án : C

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Kiểm tra xem các số sau là số nguyên tố hay hợp số bằng cách dùng dấu hiệu chia hết hoặc tra bảng số nguyên tố:

89; 97; 125; 541; 2013; 2018.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Em hãy tìm nhà thích hợp cho các số trong bảng 2.1.

 

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Trong các số cho dưới đây, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?

a) 1 930;

b) 23.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Bạn Hà đang ở ô tìm đường đến phòng chiếu phim 2. Biết rằng chỉ có thể đi từ một ô sang ở chung cạnh có chứa số nguyên tố. Em hãy giúp Hà đến được phòng chiếu phim nhé.

 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Mỗi số sau là số nguyên tố hay hợp số? Giải thích.

a) 213;

b) 245;

c) 3737;

d) 67.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Bình dùng một khay hình vuông cạnh 60 cm để xếp bánh chưng. Mỗi chiếc bánh chưng hình vuông có cạnh 15 cm. Bình có thể dùng những chiếc bánh chưng để xếp vừa khít vào khay này không? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

a) Tìm tất cả các ước của các số từ 1 đến 10.

b) Sắp xếp các số từ 1 đến 10 thành ba nhóm:

- Nhóm 1 bao gồm các số chỉ có một ước.

- Nhóm 2 bao gồm các số chỉ có hai ước khác nhau.

- Nhóm 3 bao gồm các số có nhiều hơn hai ước khác nhau.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

a) Trong các số 11; 12; 25, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?

b) Lan nói rằng: “Nếu một số tự nhiên không là số nguyên tố thì nó phải là hợp số. Em có đồng ý với Lan không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Bác Vĩnh mua 17 cuốn sổ và 34 chiếc bút để làm quà tặng. Bác Vĩnh muốn chia đều 17 cuốn sổ thành các gói và cũng muốn chia đều 34 chiếc bút thành các gói. Bác Vĩnh có bao nhiêu cách chia những cuốn sổ thành các gói? Có bao nhiêu cách chia những chiếc bút thành các gói?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho các số 36, 37, 69, 75. Trong các số đó:

a) Số nào là nguyên tố? Vì  sao?

b) Số nào là hợp số? Vì sao? 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Mỗi phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao?

a) Mỗi số tự nhiên không là số nguyên tố thì sẽ là hợp số.

b) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ.

c) 3 là ước nguyên tố của 6 nên 3 cũng là ước nguyên tố của 18.

d) Mọi số tự nhiên đều có ước số nguyên tố.

Xem lời giải >>
Bài 12 :
Trong các số tự nhiên dưới đây, số nào là số nguyên tố?
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Thay chữ số thích hợp vào dấu * để được mỗi số sau là:

a) hợp số: \(\overline {2*} ;\overline {3*} \)

b) số nguyên tố: \(\overline {1*} ;\overline {4*} \)

Xem lời giải >>
Bài 14 :

a) Điền “Đ” (đúng), “S”(sai) vào các ô trống cho mỗi kết luận trong bảng sau:

Kết luận

Đ/S

i. Mỗi số chẵn lớn hơn 2 đều là hợp số.

 

ii. Tổng của hai số nguyên tố lớn hơn 2 luôn là một hợp số

 

iii. Tổng của hai hợp số luôn là một hợp số.

 

iv. Tích của hai số nguyên tố có thể là một số chẵn

 

 b) Với mỗi kết luận sai trong câu a, hãy cho ví dụ minh hoạ.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

1) Thực hiện các phép tính:

a) 25 . 8 – 15 . 5 + 160 : 16 – 10;

b) 2 . 52 – 3 : 710 + 54 : 33.

2) Phân tích các số 84, 120, 210 ra thừa số nguyên tố.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tìm chữ số a để

a)\(\overline {49a} \) là số nguyên tố

b)\(\overline {23a} \) là hợp số

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Kiểm tra xem trong các số sau, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số bằng cách dùng dấu hiệu chia hết hoặc tra bảng số nguyên tố:

829; 971; 9 891; 12 344; 32 015.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cho các số 3, 13, 17, 18, 25, 39, 41. Trong các số đó:

a) Số nào là số nguyên tố? Vì sao?

b) Số nào là hợp số? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tìm chữ số x để mỗi số sau là hợp số:

a) \(\overline {2x} \)

b) \(\overline {7x} \)

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tổng sau là số nguyên tố hay hợp số?

a) \(8.9.10 + 11.12;\)

b) \(11.13.15 + 2021.2023.\)

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Số 2021 có thể viết thành tổng của hai số nguyên tố được không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 22 : Cho các số: 11; 15; 26; 12; 31. Trong các số đã cho, có bao nhiêu số là hợp số?
Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cho p và p+4 là các số nguyên tố(p>3). Chứng tỏ rằng p+8 là hợp số.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Hãy chọn phát biểu SAI:

Xem lời giải >>
Bài 25 : Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b khác 0) thì:
Xem lời giải >>