Thực hiện đề bài sau:
Em được phân công thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử nơi em sống để trình bày trong buổi trình bày ngoại khóa của học sinh khối 9 với chủ đề Vẻ đẹp quê hương. Hãy chuẩn bị bài nói để trình bày trong buổi sinh hoạt.
Đọc lại nội dung bài học Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (SGK/ 84, 85), kết hợp với trải nghiệm của bản thân.
Giả sử em chọn thuyết minh về Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng, em cần tiến hành lần lượt các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bài nói
Em tiến hành tìm hiểu các thông tin cho bài nói của mình.
- Đối tượng người nghe: các bạn học sinh khối 9, thầy cô, khách mời,…
- Địa điểm trình bày: Sân trường
- Thời lượng trình bày: khoảng 10 – 15 phút
- Thông tin về Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng: tìm hiểu bằng cách tham quan và ghi chép thông tin vào phiếu thu thập thông tin danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (tham khảo phần Viết, Bài 3, Ngữ văn 9, tập một). Ngoài ra, có thể tìm tư liệu về Bến Nhà Rồng trong sách baosm trên Internet, sách chuyên khảo, tạp chí,…
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Đọc, phân loại, sắp xếp các thông tin; đánh dấu các thông tin quan trọng; ghi chú nguồn trích dẫn và thư mục tham khảo mà em sử dụng cho bài nói.
- Từ thông tin thu thập, lập dàn ý cho bài nói (tham khảo dàn ý sau):
+ Mở đầu: Nêu tên và giới thiệu khái quát về Bến Nhà Rồng (Di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với hành trình tìm đường cứu nước vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trở thành một biểu tượng của thành phố mang tên Bác)
+ Nội dung chính:
* Vị trí tọa lạc: Nằm ở số 1 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4. Hiện nay, Bến Nhà Rồng có bốn khu vực chính là Bảo tàng Hồ Chí Minh, tượng đài Bác Hồ, khuôn viên bến cảng và đài phun nước. Các tín đồ du lịch vẫn thường hay gọi tòa nhà bảo tàng là Nhà Rồng và bến cảng ở ngay bên cạnh là Bến Nhà Rồng. Khu vực bảo tàng ở Bến Nhà Rồng hiện tại có tổng diện tích lên đến 1500 m2 với 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 9 phòng trưng bày đẹp mắt.
* Lịch sử hình thành: Bến Nhà Rồng nằm bên sông Sài Gòn, trước kia là trụ sở của hãng vận tải Messageries Maritimes (từ năm 1864-1955) được xây dựng từ giữa năm 1862, là một trong những công trình đầu tiên thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được vùng đất này. Công trình có lối kiến trúc công sở phương Tây với hành lang bao quanh và những vòm cuốn, nhưng lại có mái mang nét kiến trúc phương Đông. Đặc biệt, trên đỉnh mái có trang trí đôi rồng kiểu lưỡng long chầu nguyệt - một lối trang trí phổ biến trên các kiến trúc truyền thống Việt Nam. Và kiến trúc ấy được gọi là Nhà Rồng hay Bến Nhà Rồng. Sau khi thực dân Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Bến Nhà Rồng được chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, sử dụng phục vụ cảng đường thủy của chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Bến Nhà Rồng được tu sửa, trang trí lại.
* Đặc điểm kiến trúc, cảnh quan:
Kiến trúc của Bến Nhà Rồng mang đậm hơi hướng Á Đông với phần đỉnh được tạo tác theo hướng “Lưỡng long chầu nguyệt”. Tính đến nay, công trình vẫn còn lưu giữ được nét đẹp vẹn nguyên như ngày đầu dù đã trải qua nhiều lần thay đổi chỉnh sửa.
Bảo tàng Hồ Chí Minh trong khuôn viên của Bến Nhà Rồng hiện có đến 9 phòng trưng bày, trong đó 6 phòng lưu trữ các hiện và tư liệu liên quan đến Bác.Hiện tại, các gian trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh được chia thành 5 chủ đề xoay quanh các giai đoạn trong cuộc đời của Bác.
* Giá trị lịch sử, văn hóa: Bến Nhà Rồng chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. Nơi này từng là trung tâm giao thương quan trọng của khu vực, nhiều thương thuyền quốc tế ghé thăm, trao đổi buôn bán. Từ Bến Nhà Rồng cũng mở ra con đường cách mạng cho nhân dân Việt Nam khi đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.
+ Kết thúc: Đánh giá khái quát về di tích lịch sử, bày tỏ suy nghĩ tình cảm về di tích, đưa ra một lời mời gọi tham quan (nếu cần)
- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ để tăng sự hấp dẫn cho bài nói (hình ảnh Bến Nhà Rồng qua các thời kì, sơ đồ tham quan, đoạn phim về Bến Nhà Rồng…)
Bước 3: Luyện tập, trình bày
- Luyện tập ở nhà bằng cách trình bày trước gương hoặc quay video để xem lại và chỉnh sửa.
- Trình bày các thông tin rõ ràng, chính xác.
- Kết hợp số liệu, phương tiện, phi ngôn ngữ.
- Những kiến, các câu hỏi của người nghe và câu trả lời.
- Có thể trình bày trước cho ba mẹ, bạn bè, thầy cô xem để nhận những đóng góp phản hồi, hoàn thiện bài trình bày.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Sau khi trình bày học sinh sử dụng bảng kiểm đánh giá kỹ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (Ngữ văn 9, tập một) để tự đánh giá và góp ý cho bài nói của các bạn khác trong buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Các bài tập cùng chuyên đề
Tại sao khi trình bày ý kiến của mình cần nêu các lí lẽ, bằng chứng?
Theo em, cần lưu ý gì khi thảo luận trong nhóm về một vấn đề trong cuộc sống.
Chọn một vấn đề trong đời sống hằng ngày mà em quan tâm và dự kiến những ý kiến sẽ trình bày trong nhóm về vấn đề đó.
Bài tập trong mục 2. Thực hành, phần Nói và nghe (SGK, trang 27) liên quan đến phần Đọc hiểu và phần Viết của Bài 1 như thế nào?
Để nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, các em cần chú ý những gì?
Hoạt động nói và nghe ở bài này cần tập trung vào kĩ năng gì và đáp ứng được những yêu cầu nào?
Người nói và người nghe thường mắc những lỗi nào?
Mục đích của việc trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên):
Những công việc cần tiến hành để trình bày bài nói đề cập đến một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên):
Em hãy nêu 3 sự việc có tính thời sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên
Chọn 1 trong 3 sự việc đã nêu ở bài tập 1, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày trong nhóm học tập
Tóm tắt quy trình thực hiện kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một số ý kiến dựa vào bảng sau (Làm vào vở):
Quy trình thực hiện |
Thao tác cần làm |
Lưu ý |
Bước 1: Chuần bị trước khi nghe |
||
Bước 2: Nghe và ghi chép |
||
Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ |
Vẽ sơ đồ tóm tắt một số lỗi về lập luận và bằng chứng dựa vào nội dung tham khảo sau:
Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Từ các bài viết trong tập san, Câu lạc bộ đọc sách tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề “Tình cảm gia đình qua một số tác phẩm văn học”.
Nhiệm vụ: Em hãy tham gia buổi toạ đàm để lắng nghe các bài trình bày, ghi chép và nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến.
Yêu cầu:
- Chuẩn bị trước phiếu nghe và ghi chép.
- Ôn lại về các lỗi lập luận và bằng chứng để rút kinh nghiệm khi thuyết trình.
- Tập trung nghe và ghi chép nội dung bài nói một cách ngắn gọn, đầy đủ.
- Nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến hoặc các lỗi lập luận (nếu có).
Từ việc đọc hiểu tác phẩm Đau lòng lũ lụt miền Trung của Phạm Ngọc San, em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận về vấn đề ảnh hưởng của thiên tai đối với cuộc sống của con người
Từ đoạn trích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến ở phần viết, trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về tình bạn ở các lứa tuổi
Phần Đọc hiểu và phần Viết của Bài 2 có tác dụng như thế nào đối với phần thực hành nói và nghe ở bài học này?
Đặt câu hỏi để tìm ý cho bài nói nhằm thuyết phục người nghe ý kiến: “Từ đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, có thể thấy Nguyễn Du tả cảnh là để ngụ tình.”.
Theo em, để thuyết phục người nghe ý kiến: “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói Nam Bộ qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.” thì cần tập trung làm rõ điểm nào?
Mục đích của việc thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học):
Một số nguyên tắc cần thống nhất trước khi thảo luận:
Những nội dung chính cần chuẩn bị để tham gia thảo luận:
Một số điều cần lưu ý khi trình bày ý kiến thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học):
Những kinh nghiệm được rút ra sau thảo luận:
- Với tư cách là người nói:
- Với tư cách là người nghe
Quy trình thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử gồm những bước nào? Ở bước Trao đổi, đánh giá cần sử dụng công cụ gì để tự đánh giá và đánh giá bài nói của bạn.
Ở phần Nội dung chính của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, cần trình bày những nội dung gì?
Có thể sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ nào để bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử thêm phần hấp dẫn, thú vị?
Dựa vào nội dung đã chuẩn bị ở phần Viết, thực hành nói và nghe trong nhóm về đề tài: Tình bạn khác giới ở tuổi học trò
Tìm đọc 1 số văn bản truyện truyền kì. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết (chú ý những chi tiết kì ảo), cốt truyện, nhân vật chính, đặc điểm lời người kể chuyện
Tìm đọc 1 văn bản truyện thơ Nôm. Ghi vào nhật kí đọc sách 1 số yếu tố đặc trưng của truyện thơ Nôm được thể hiện trong văn bản đã đọc như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại