Đề bài

Từ những thông tin về hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh, hãy nêu hiểu biết của em về hào khí thời Trần.

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của em hoặc tham khảo sách báo, internet

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Phò giá về kinh:

- Bài thơ Phò giá về kinh là một trong hai bài thơ tuyên truyền cổ động quan trọng của Trần Quang Khải viết sau ngày đại thắng lịch sử hào hùng của dân tộc, đánh đuổi toàn bộ đội quân xâm lược Mông - Nguyên ra khỏi bờ cõi đất nước, đem lại bình yên cho đất nước.

- Tác phẩm được hoàn thành sau ngay tháng 9 năm 1285, thời gian Trần Quang Khải được lệnh hô giá trở lại Thăng Long (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và Hoàng đế Trần Nhân Tông trở về Thăng Long), khi kinh thành đã sạch bóng quân thù, sau chiến thắng Hàm Tử và Chương Dương. Đây là hai chiến thắng quan trọng, có ý nghĩa quyết định lớn đối với toàn bộ cuộc chiến chống giặc Mông - Nguyên lần thứ hai, trong đó, chiến dịch Chương Dương do Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy.

- Hào khí thời Trần:

+ Từ bối cảnh ra đời của bài thơ có thể thấy được hào khí thời Trần, được gợi là hào khí Đông A, hun đúc từ ý chí quyết tâm của cả dân tộc, triều đại quyết bảo vệ nền độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, không chịu làm nô lệ trước kẻ thù hung hãn. Quân sử có trên cán tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Nguyên) với tinh thần sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

+ Bài thơ mở đầu bằng hài chiến công oanh liệt với khí thế ngút trời của quân dân Đại Việt. Điều này đánh dấu việc quân ta chuyển từ thế bị động phải rút chạy khỏi kinh đô Thăng Long (hai vua Trần bị kẻ thù vây bắt, nhiều lần nguy kích tưởng rơi vào tay giặc) sang thế chủ động tấn công và chiến thắng. Nay hai vua cùng đại quân chiến thắng trở về với tư cách chủ nhân của đất nước, với tư thế của người chiến thắng đội quân xâm lược hung bạo nhất thời đại lúc bấy giờ. Đất nước sạch bóng thù, bước vào một thời kì mới với khí thế hào hùng.

Hào khí thời Trần (hào khí Đông A) được đúc kết từ trí tuệ, từ lòng tự tôn, tự hào dân tộc của Đại Việt.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Trần Quang Khải sống ở thế kỷ nào

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý các chiến thắng lịch sử và việc sử dụng động từ mạnh

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ,.…)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ? 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trần Quang Khải là con trai của vị vua nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tác giả nổi bật nhất với vai trò gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Thời đại tác giả sinh sống, nước ta đang bị quân giặc nào quấy nhiễu?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đâu không phải là sáng tác của Trần Quang Khải?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trần Quang Khải có công lớn trong chiến thắng ở đâu? 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tác phẩm được viết theo thể loại nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Phò giá về kinh là tác phẩm của ai sáng tác?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác lúc tác giả đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Giọng điệu chính của bài thơ Phò giá về kinh là gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Cảm xúc của tác giả trong bài thơ Phò giá về kinh được thể hiện như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Hai câu thơ đầu bài thơ diễn tả điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cách đưa tin chiến thắng trong hai câu đầu bài thơ có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Chiến thắng Hàm Tử - Chương Dương diễn ra trong trận chiến chống quân giặc nào?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Nội dung của hai câu thơ sau trong bài Phò giá về kinh?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Từ “Thái bình” trong câu thơ "Thái bình tu trí lực" chỉ điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng nhất cho cả hai bài thơ “Phò giá về kinh” và “Sông núi nước Nam”?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Nghệ thuật nổi bật trong cả hai bài thơ Phò giá về kinhSông núi nước Nam là gì?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Từ “trí lực” trong câu thơ Thái bình tu trí lực là một từ Hán Việt, đúng hay sai?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Vì sao tác giả bài thơ Phò giá về kinh lại viết “Thái bình tu trí lực”?

A. Vì phải cùng nhau mở hội ăn mừng chiến thắng oanh liệt trước kẻ thù hung bạo

B. Vì hòa bình rồi thì cố gắng làm giàu cho mình và gia đình, bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra

C. Vì hòa bình rồi nhưng vẫn phải cùng nhau dốc hết sức lực bảo vệ và xây dựng đất nước hùng mạnh

D. Vì chiến tranh chấm dứt rồi thì nên gắng sức mà hưởng thụ cuộc sống sau bao ngày vất vả, gian lao

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ Phò giá về kinh ở bản phiên âm. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì tỏng việc thể hiện nội dung bài thơ?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

So sánh bài thơ Phò giá về kinh với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.

Xem lời giải >>